Chủ nhật, 15/06/2025 15:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 16/07/2023 18:57

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thường xuyên ăn lòng lợn, tiết canh

Thường xuyên ăn sáng tại các quán lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 60 tuổi xuất hiện đau mỏi hai bên thắt lưng kèm run tay chân. Kết quả xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho thấy, bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết vừa ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn trên địa bàn. Bệnh nhân là người đàn ông 60 tuổi ở Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội). Đây là trường hợp thứ 12 bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn trong năm 2023.

anh-bai-lien-cau-lon

Một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương

Trước khi nhập viện, người này thường xuyên ăn sáng tại các quán lòng lợn, tiết canh. Ngày 20/6, bệnh nhân xuất hiện đau mỏi hai bên thắt lưng kèm run tay chân. Sau đó, bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư và được kê thuốc giảm đau và về nhà điều trị nhưng không đỡ.

Đến ngày 21/6, bệnh nhân thấy đau lan lên vùng vai gáy, kèm theo ý thức chậm chạp. Bệnh nhân được người nhà đưa đến phòng khám Quảng Tây. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi đột quỵ và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì điều trị.

Ba ngày sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, cứng gáy, ý thức chậm và được chẩn đoán theo dõi viêm màng não mủ, sảng rượu.

Ngày 26/6, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân Y 105. Sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho thấy, bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn.

Theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

Từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 12 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 1 ca tử vong. Trong khi cùng kỳ năm 2022, toàn thành phố mới có 1 ca mắc liên cầu lợn.

Các chuyên gia cảnh báo, việc ăn tiết canh, nem chua, nem chạo... là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắc liên cầu khuẩn. Ngoài ra, tiếp xúc với heo nhiễm liên cầu khuẩn như mổ, chế biến thịt heo… có thể lây nhiễm thông qua các tổn thường, trầy xước trên da.

Kim Ngân  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Xem thêm