Thứ năm, 18/04/2024 06:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 07/05/2022 15:36

Nhập viện sau khi tiêm collagen tươi 60 triệu đồng tại spa

Ngày 6/5, Bệnh viện Da liễu Trung Uơng cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân L.T.M. (47 tuổi, ở Hà Nội) bị biến chứng nặng do tiêm collagen (hoặc filler) làm thẳng chân tại Spa với chi phí 60 triệu đồng.

Empty

Chân bệnh nhân L.T.M (47 tuổi, ở Hà Nội) sưng phồng, nổi cục nghi do tiêm filler (collagen) không an toàn.

Trước đó, khoảng 1 tháng nữ bệnh nhân L.T.M (47 tuổi, ở Hà Nội) có thực hiện liệu pháp tiêm collagen tươi với mục đích trẻ hóa đôi chân và giúp thẳng chân hơn. Tại cơ sở spa chị được nhân viên tư vấn sẽ tiêm collagen có nguồn gốc Thụy Sĩ để tạo mô vùng chân, giúp chân "nuột nà" hơn. Thời hạn bảo hành cho liệu trình này là 20 năm.

Sau khi nộp đủ số tiền là 60 triệu đồng, khách hàng được làm hợp đồng và thực hiện liệu trình tiêm collagen tươi có thành phần HA (Hyaluronic Acid). Khoảng 1 tiếng sau khi ủ bắp chân, nhân viên thực hiện tiêm 3ml collagen tươi vào hai bắp chân (1 bắp chân tiêm 1 ml; 1 bắp chân tiêm 2 ml).

Đến lúc tiêm xong, bệnh nhân có cảm giác khó chịu vùng bắp chân. Tối cùng ngày, bắp chân sưng to, đỏ tấy, căng tức, đi lại khó khăn nhưng bệnh nhân vẫn cố. Hơn 10 ngày sau, thấy tình trạng không ổn, bệnh nhân đã đến BV Da liễu TƯ thăm khám.

Qua thăm khám các bác sĩ thấy tình trạng viêm mô dưới da rất rõ ràng. Trên siêu âm bên chân có tiêm 2ml có xuất hiện ổ áp xe ở bắp chân, bệnh nhân được dùng ngay kháng sinh chống viêm, giảm đau…. Đến nay, sau 5 ngày, tổn thương đã ổn định hơn và tiếp tục cần được theo dõi.

Tuy nhiên, hiện các bác sĩ chưa xác định được spa đã tiêm chất làm đầy hay collagen cho bệnh nhân. Đến sáng ngày 6/5, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm và tiêm thuốc giải chất làm đầy.

Empty

TS.BS Vũ Thái Hà tái khám cho bệnh nhân bị biến chứng do tiêm thẳng chân bằng filler.

TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tế bào gốc - BV Da liễu TƯ cho biết, đây là lần đầu tiên bác sĩ tiếp nhận điều trị cho trường hợp nghi tiêm filler làm thẳng chân. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hà, không thể làm thẳng chân bằng các thủ thuật tiêm vì liên quan đến xương, không thể khắc phục bằng tiêm chất làm đầy.

"Thông thường tiêm filler được chỉ định trong trường hợp tiêu vùng mỡ gây teo lõm do bệnh lý hay các thủ thuật nào trước đó, như vậy sẽ tiêm vào để làm đầy các mô khuyết. Hoặc, trước đây, cũng có tiêm Botulinum Toxin A tiêm với mục tiêu làm cơ đó yếu đi, giúp chân thon gọn hơn.

Với trường hợp bệnh nhân M. việc phát hiện và điều trị kịp thời nên hiện chưa để lại hệ lụy. Tuy nhiên, với các ca điều trị muộn, khi ổ áp xe sẽ lan rộng, phá hủy mô gây sẹo lồi lõm trên chân cho bệnh nhân. Hoặc nếu muộn hơn nữa, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong", bác sĩ Hà cho biết.

Bác sĩ Hà cảnh báo, việc thực hiện các thủ thuật tiêm filler cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn, được đào tạo và tại các cơ sở y tế được cấp phép nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc. Người dân không nên thực hiện tại các spa, bởi nhân viên không được đào tạo bài bản, không có thiết bị cấp cứu khi khách hàng gặp sự cố.

Lê Quân - Hà Long  
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Xem thêm