Thứ bảy, 23/11/2024 21:22     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 01/09/2014 07:06

Nhà có hai vị tướng (2)

Trung tướng Nguyễn Thới Bưng và Trung tướng Nguyễn Châu Thanh – hai cha con, hai vị tướng ở hai giai đoạn cách mạng của lịch sử dân tộc những cùng chung một lý tưởng, ý chí và phẩm chất sáng ngời – danh hiệu cao quý: Bộ đội cụ Hồ.

Đại tá PGS, TS Hồ Sơn Đại, Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7, người được Bộ tư lệnh Quân khu 7 giao nhiệm vụ chấp bút viết hồi ký cho Trung tướng Nguyễn Thới Bưng kể: “Từ tháng 9/2013, cứ mỗi sáng thứ ba, tư, năm hằng tuần, xe của Văn phòng Bộ tư lệnh Quân khu đưa ông vào cơ quan tôi. Ông ngồi kể, còn chúng tôi tranh thủ chen ngang hỏi dặm, vừa chép tay vừa ghi âm.

Tôi thuyết phục ông viết đầy đủ trong cuốn hồi ký của mình từ đầu cho đến khi ông thực sự hưu trí. Tức là từ những câu chuyện thuở ấu thơ ở làng quê An Tịnh, tỉnh Tây Ninh, hội thề Rừng Rong, rồi gia nhập bộ đội địa phương huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định, làm Trưởng bạn Tác huấn của tỉnh Gia Định Ninh trong kháng chiến chống Pháp; tập kết ra Bắc, công tác tại Sư đoàn 330; học ở Học viện Nam Kinh, Trung Quốc; Trưởng ban Tác huấn Sư đoàn 388 rồi trở về Nam chiến đấu, lần lượt chỉ huy Trung đoàn, Sư đoàn 5, Sư đoàn 9 chủ lực Miền, rồi Trưởng phòng Tác chiến Quân Giải phóng miền Nam, Trưởng phòng Tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, Phó tư lệnh lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh Quân khu 7, Phó tổng Tham mưu trưởng, đến Thứ trưởng Bộ quốc phòng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông không còn nhớ nhiều, nhưng những gì ông còn nhớ được thì kể chi tiết, rất hăng say. Ông không kể chuyện đời tư, chuyện gia đình, dù bị vặn vẹo nhiều lần, chỉ kể chuyện chiến đấu, làm như cuộc đời của ông chỉ có chuyện chiến đấu. Thậm chí, ông chỉ muốn giới hạn phạm vi cuốn hồi ký đến hết năm 1972, khi ông không còn trực tiếp chỉ huy chiến đấu nữa, dù rằng sau đó ông còn chịu trách nhiệm về hoạt động chiến đấu của bộ đội ở cương vị cao hơn.

nha-co-hai-vi-tuong-2-giadinhonline.vn 1

Trung tướng Nguyễn Thới Bưng (bên phải) và con trai - Trung tướng Nguyễn Châu Thanh

Với ông, điều đáng kể nhất của một quân nhân là trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận. Ở đó, phẩm chất người lính, bản lĩnh, trí tuệ, sự gan dạ và tinh thần động đội được thể hiện một cách trực diện, rõ ràng nhất. Ở đó, anh chính là anh, không thể khác. Thước đo trung thực nhất đối với một quân nhân là ở chiến trường.

Có thể vì thế mà lâu nay, trong những bài viết, lời kể, tham luận khoa học lịch sử, Trung tướng Nguyễn Thới Bưng thường chỉ đề cập đến đề tài liên quan đến các cuộc chiến đấu mà ông là chứng nhân trực tiếp. Chiều tôi, ông mới nói đôi nét về quãng thời gian giữ trách nhiệm ở Phòng Tác chiến Miền…”.

Tương tự, nhà báo Đinh Phong cùng ê kíp làm phim của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, thực hiện cuốn phim tài liệu về Trung tướng Nguyễn Thới Bưng cũng tâm sự: Quá trình quay phim, phỏng vấn, ông luôn nhắc những người làm phim tránh tuyệt đối sự cường điệu, tô hồng, đề cao vai trò cá nhân. “Lịch sử là phải trung thực tuyệt đối. Nếu vì lý do nào đó mà làm sai lệch, dù chỉ là một chi tiết, cũng là có tội với vong linh người đã khuất” – ông nói.

Trong những người con của chú Út Thới, Nguyễn Châu Thanh (nay là Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật) là người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ ba mình. Ngày ông tập kết ra Bắc, Nguyễn Châu Thanh ở lại miền Nam với má. Về sau, ông được đi B, trở vào miền Nam chiến đấu. Nguyễn Châu Thanh, nối gót ba theo đường binh nghiệp, phấn đấu trở thành vị tướng đứng đầu ngành kỹ thuật quân đội hiện nay.

Nhà có hai vị tướng, nhưng rất hiếm khi chú Út Thới nhắc đến điều đó. Với ông, danh tiếng không phải là thứ để đêm ra khoe, mà điều quan trọng là mình làm được gì để xứng đáng với cái danh ấy, bởi suy cho cùng, đó là vinh dự, trách nhiệm mà Đảng, quân đội và nhân dân đặt lên vai mình.

Tôi cũng đã nhiều lần được đi cùng Trung tướng Nguyễn Châu Thanh trong những đợt ông đi kiểm tra các đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật (TCKT) ở phía Nam. Tiếp xúc với ông, càng thấy ông ảnh hưởng sâu sắc tư chất đạo đức, tác phong công tác và đời sống tình cảm từ bậc sinh thành. Trong công việc, Trung tướng Nguyễn Châu Thanh rất sâu sát, kiên quyết, lúc nào cũng đặt quyền lợi của tập thể, đơn vị lên trên hết, nhưng đời thường, ông là người giản dị, kiệm lời, dễ gần và luôn hòa đồng.

Giống như chú Út Thới, Trung tướng Nguyễn Châu Thanh đặc biệt chú trọng đến nhân tố con người trong phát huy sức mạnh của vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều chương trình, cuộc vận động lớn của TCKT hướng đến xây dựng ngành kỹ thuật quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Với ông, sự ủng hộ, đồng lòng, giúp đỡ của nhân dân là thế trận vững chắc nhất của các đơn vị kỹ thuật. Quản lý hệ thống kho, xưởng, nhà máy, trạm,… với khối lượng vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật rất lớn, Trung tướng Nguyễn Châu Thanh và lãnh đạo TCKT luôn chỉ đạo thực hiện công tác dân vận bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sinh động, thiết thực. Nhờ đó, tất cả các đơn vị đều nhận được sự ủng hộ to lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.

Trung tướng Nguyễn Thới Bưng và Trung tướng Nguyễn Châu Thanh – hai cha con, hai vị tướng ở hai giai đoạn cách mạng của lịch sử dân tộc những cùng chung một lý tưởng, ý chí và phẩm chất sáng ngời – danh hiệu cao quý: Bộ đội cụ Hồ./.

Theo Sự kiện và Nhân chứng

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm