Nhà báo Hữu Ước: "Nghề báo chưa bao giờ hào nhoáng, luôn tiềm ẩn rủi ro”
Trung tướng, nhà báo Hữu Ước- nguyên Tổng biên tập Báo Công an nhân dân cũng từng nói về nghề báo: "Chúng tôi thường gọi nghề báo là “nghề trên pháp trường trắng”.
Người ta nói “sinh nghề tử nghiệp”, mỗi nghề trong xã hội đều tiềm ẩn những khó khăn, nguy hiểm riêng và đôi khi không tránh khỏi “tai nạn nghề nghiệp”. Nghề báo cũng vậy. Để có những bài phóng sự hay, phản ánh đúng thực trạng xã hội hay nói được tiếng nói của người dân, nhà báo có thể phải lặn lội sớm hôm, về các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo; nhà báo có thể phải dành nhiều tháng trời cùng ăn, cùng ở, cùng sống với đồng bào địa phương để có những dữ liệu sống động cho từng bài viết. Nhất là những nhà báo chuyên về mảng nội chính, phóng sự - điều tra về các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, tội phạm… thì những “tai nạn nghề nghiệp” có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm, rủi ro, vất vả như vậy, nhưng đôi khi nhuận bút cho bài viết chẳng thể đủ một chuyến xuyên rừng, không đủ cho những ngày “ăn dầm, nằm dề” khắp muôn nơi làm phóng sự.
PV Việt Cường – Phòng Văn hóa, Ban Thời sự trong chuyến công tác tại đảo Trường Sa
Vậy vì điều gì mà hàng ngày, vẫn có hàng trăm nhà báo quên mình lặn lội để có những bài báo gây “rúng động” độc giả. Vì nhiệt huyết? Hiển nhiên rồi, bởi nghề nào cũng cần đam mê, nhiệt huyết nhưng với riêng nghề báo còn cần sự dấn thân, quên mình.
Trung tướng, nhà báo Hữu Ước- nguyên Tổng biên tập Báo Công an nhân dân cũng từng nói về nghề báo: "Chúng tôi thường gọi nghề báo là “nghề trên pháp trường trắng”, phía trước là một chiến trường không có cái gì cả, nhưng vào đó thì phải nhào lộn, tả xung hữu đột mới ra được tác phẩm hay".
Trang Career Cast, một trong những trang thông tin nghề nghiệp và việc làm lớn nhất của Mỹ cũng đánh giá nghề báo là một trong những nghề nghiệp tệ nhất trong xã hội.
Vì vậy, những người “ngoại đạo” thường nói nghề báo hào nhoáng, người làm báo có cơ hội đi đây đi dó, bay nhảy khắp mọi nơi; người làm báo được bày tỏ quan điểm, tiếng nói cá nhân; người làm báo được dùng ngòi bút của mình để lên án, vạch trần những bất công trong xã hội; nhà báo có “quyền lực ngầm”... thì khi xem những hình ảnh tác nghiệp dưới đây, có lẽ nhiều người sẽ phải thay đổi quan điểm.
2h sáng giữa thung lũng khơ đa, Lạng Sơn, biên giới Việt Trung, dưới nền nhiệt 5 độ C, PV Văn Hùng – báo Pháp luật Việt Nam cùng các chiến sĩ biên phòng đi tuần ngăn chặn vấn nạn buôn hàng lậu qua biên giới
PV Văn Hùng – báo Pháp luật Việt Nam trên đường điều tra án oan "kỳ án" trên sông Ka Long Móng Cái-Quảng Ninh
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong chuyến công tác tại đảo Trường Sa
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – báo Lao động trong chuyến hành trình Tây Bắc
PV Nguyễn Ngân - Ban Thời sự, VTV News trong chuyến công tác đầu tiên tại Trường Sa
Nhà báo trong lần ghi nhận cảnh sạt lở bờ sông tại miền Tây
Với những nhà báo phóng sự, điều tra thì nơi đâu cũng là nhà
Phóng viên tác nghiệp tại vụ cháy kinh hoàng ở cây xăng 2 B Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Các nhà báo đứng chênh vênh để ghi lại hình ảnh toàn cảnh, chân thực nhất
Phóng viên ảnh Hoàng Hà-VnExpress và Hữu Nghị-Dân trí tác nghiệp tại vùng rốn lũ miền Trung
Vượt mọi trở ngại, khó khăn để đưa tin về vùng sâu vùng xa của Tổ Quốc
Không chỉ lấy tin, các nhà báo còn phải tranh thủ mọi nơi, đưa tin nhanh nhất đến với độc giả
Các nhà báo di chuyển trên cầu khỉ, vào những khu vực người dân nghèo khó, thiếu thốn để nắm bắt thông tin
Những chuyến đi dài ngày, đi đêm với giấc ngủ vội vàng không còn gì xa lạ
Các phóng viên tác nghiệp trong nghiệp trong tâm bão
Thanh Hiền