Thứ hai, 20/05/2024 21:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 23/10/2015 08:36

Nguyên Bộ trưởng Lê Thị Thu: Chiến lược dân số hiện nay chưa toàn diện

Nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em (cũ), bà Lê Thị Thu cho rằng, chiến lược về dân số hiện nay chưa được đưa ra một cách toàn diện, cần có sự thay đổi...

Theo các chuyên gia, nếu đưa ra một chính sách dân số không hợp lý thì hậu quả sẽ nhìn thấy rõ trong 20 năm tới.

Chẳng hạn như Đức, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc trong vòng 30-40 năm qua duy trì tỷ suất sinh dưới mức thay thế thì hiện nay đã thiếu lao động trầm trọng, tỷ lệ lao động nhập cư nhiều, tình trạng người trẻ càng giảm còn người già ngày càng tăng.

Hay như Trung Quốc cũng vấp phải tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng: 30 triệu đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ vì duy trì chính sách 1 con.

Tại Việt Nam,chúng ta áp dụng chính sách “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Kết quả, tỷ suất sinh đã giảm từ 6,49 năm 1969 xuống còn 2,11 vào năm 2005 và bình quân 2,06 từ năm 2005 đến năm 2014.

Điều lo lắng là tỷ suất sinh của cả nước hiện xuống dưới ngưỡng tỷ suất sinh thay thế. Tỷ suất sinh bình quân cả nước 9 năm qua (từ 2006-2014) là 2,055.

Trong khi đó, tình trạng mất cân bằng giới ở trẻ sơ sinh chưa giảm đáng kể (112/100). Đáng ngại hơn là tình trạng đô thị đẻ ít, nông thôn đẻ nhiều ngày càng rõ khi mà năm 2014, trong khi tỷ suất sinh cả nước là 2,09 thì tỷ suất sinh tại một số khu vực rất thấp. Đơn cử khu vực thành thị là 1,85; vùng Đông Nam Bộ 1,56; Đồng bằng sông Cửu Long 1,84 và một số thành phố lớn như TPHCM chỉ là 1.39.

Tỷ suất sinh bình quân ở khu vực thành thị 14 năm qua (từ 2001¬-2014) là 1,795.

Thực chất, do các bất lợi đè nặng lên những người kết hôn và có con như nguy cơ mất việc sau khi sinh, nhà trẻ và trường học chi phí cao và bất tiện, các khó khăn về nhà ở (chi phí cao), lo ngại về việc có con sẽ làm giả giảm thu nhập... đã khiến nhiều người ngại sinh con.Do vậy, nếu không nhìn nhận thấu đáo vấn đề này và đưa ra chính sách về dân số phù hợp thì những bất cập này sẽ trở thành thảm họa cho Việt Nam trong tương lai.

Để làm rõ hơn những bất cập cũng như sự tác động của chính sách dân số của Việt Nam đối với đời sống kinh tế xã hội hiện nay cũng như dự báo kịch bản về dân số Việt Nam trong thời gian tới, Báo Gia đình Việt Nam trao đổi với các chuyên gia, nhà hoạch định, phản biện chính sách, mong bạn đọc tiếp tục theo dõi.

Báo Gia đình Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng bà Lê Thị Thu – Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

Bà có những đánh giá như thế nào về thực trạng và chính sách dân số Việt Nam hiện nay?

Trong nhiều năm qua nhà nước ta đã có sự quan tâm chăm sóc đến ngành dân số. Tuy nhiên từ năm 2005 đến 2007, khi chúng ta đã đạt được tỷ lệ suất sinh thay thế, bộ máy tổ chức cho ngành dân số có sự xáo trộn. Đặc biệt lực lượng cộng tác viên ở các địa phương bị giảm đi rất lớn. Về mặt tổ chức, đây là một tổn thất nặng nề. Bởi vì làm dân số mà thiếu đi lực lượng cộng tác viên ở các địa phương thì hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều và thực tế đã được chứng minh.

Một vấn đề nữa, các chính sách đầu tư dân số trước đây của nước ta có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức dân số liên hiệp quốc trong nhiều năm. Nhưng trong những năm gần đây, do Việt Nam trở thành một nước phát triển trung bình nên nguồn ngân sách từ các tổ chức phi chính phủ cũng hạn chế. Trong khi sự đầu tư của nhà nước lại không đủ để bù đắp được những thiếu hụt này.

Điều này dẫn đến những hệ lụy như thế nào, thưa bà?

Nguyên nhân xuất phát từ cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng theo tôi, sự chủ quan lớn nhất là sau khi mức suất thay thế đã đạt được thì chúng ta đã có phần lơi là với các chính sách đầu tư về dân số. Điều này đã dẫn đến nhiều hệ lụy và hiện tại chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về dân số, trong đó nổi bật là sự chênh lệch về giới tính.

Ngoài ra, chất lượng dân số cũng là một vấn đề đáng bàn. Để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại hóa hay thành một nước phát triển thì chất lượng dân số phải là yếu tố hàng đầu. Xét về tiêu chí này, chúng ta chưa đạt được, rõ ràng chất lượng dân số của Việt Nam chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của một nền kinh tế lớn.

nguyen-bo-truong-le-thi-thu-chien-luoc-dan-so-hien-nay-chua-toan-dien-giadinhonline.vn 1

Bà Lê Thị Thu - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

Theo bà, chúng ta cần có những điều chỉnh như thế nào về chính sách dân số?

Tôi quan tâm đến vấn đề phát triển chiến lược lâu dài hơn là những giải pháp tạm thời về dấn số. Chiến lược về dân số hiện nay chưa được đưa ra một cách toàn diện. Theo tôi, phải xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về vấn đề dân số cụ thể và có những giải pháp tối ưu. Trước đây chương trình này đã được đưa ra nhưng hiện nay không biết còn được duy trì và phát huy không? Nếu không còn nữa, tôi nghĩ đó sẽ là một tổn thất rất lớn về phát triển dân số, xã hội và chắc chắn công tác dân sỗ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Hiểu theo quy mô dân số thì ở Việt Nam mức suất sinh thay thế đã làm được. Đây là tiền đề để tiến tới ổn định dân số Việt Nam. Nhưng ngoài quy mô còn là chất lượng, cơ cấu. Già hóa dân số đang ngày càng gia tăng, sự mất cân bằng giới tính cũng đang gia tăng mạnh và là báo động đỏ. Chúng ta không thể chần chừ được nữa. Bài học nhãn tiền về vấn đề dân số ở các nước trong khu vực châu Á là rất rõ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tôi cũng cho rằng, những thực trạng mà hiện tại chúng ta đang phải gánh chịu là do bắt nguồn từ việc chính sách dân số nhiều năm qua chưa có sự quan tâm đúng mực, cả về công tác đầu tư hay tổ chức.

Theo tôi được biết, nhiều cán bộ dân số năng nổ ở các địa phương giỏi trước đây đã phải chuyển sang nghề khác. Chủ yếu là họ không được tạo điều kiện, sự khuyến khích, hướng dẫn, quan tâm từ các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo.

nguyen-bo-truong-le-thi-thu-chien-luoc-dan-so-hien-nay-chua-toan-dien-giadinhonline.vn 2

Theo bà Thu, lực lượng cộng tác viên ở miền núi, nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động dân số

Sự chênh lệch về giới tính trong dân số Việt Nam xuất phát từ quan niệm “trọng nam khinh nữ”, theo bà giải pháp để thay đổi quan niệm này là gì?

Quan niệm này bám sâu trong tư tưởng của người Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn, cho nên để thay đổi nó không còn là trách nhiệm của ngành dân số mà là của toàn xã hội.

Trước đây, khẩu hiệu của ngành dân số là “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Trong lần công tác lên Hà Giang, một nữ cộng tác viên người dân tộc thiểu số đã nói với tôi: “Chị ơi nếu chân em là chân gỗ thì nó đã mòn đến cổ rồi”. Tôi nhớ mãi câu nói ấy và thầm biết ơn họ vì những nỗ lực cố gắng phi thường trong công tác vận động dân số.

Còn hiện nay công tác truyền thông cho dân số là chưa đủ vì chúng ta chưa có chính sách hỗ trợ đội ngũ này một cách hợp lý.

Những năm gần đây, sự chênh lệch về giới tính càng thể hiện rõ và tỉ lệ này tăng rất nhanh. Năm 2007, theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội được thực hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đạt con số 115,6 bé trai/100 bé gái. Với thực trạng này thì vấn đề truyền thông đóng một vai trò rất lớn, thậm chí là quyết định. Thế nhưng công tác truyền thông hiện nay của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đi sâu vào từng gia đình để vận động.

Giới trẻ bây giờ đã nghĩ thoáng nhưng họ lại chịu áp lực từ chính các thế hệ đi trước trong chính gia đình mình. Ông bà thì quan niệm, chết phải có con trai, cháu trai nối dõi tông đường. Ở nông thôn, nhà nào nào không có con trai thì chẳng khác gì tội đồ. Đám giỗ phải ngồi mâm dưới, không được đóng tiền để xây nhà thờ họ. Quan niệm cổ hủ đã loại trừ họ ra khỏi dòng tộc. Điều đáng nói, nếp nghĩ phong kiến này còn có sức mạnh và sự ảnh hưởng hơn bất cứ một quy định nào của pháp luật trong tư tưởng của số đông người dân ở nông thôn và một bộ phận thành thị.

Ngoài những quy định bắt buộc của pháp luật, chúng ta còn phải thực hiện thật tốt công tác truyền thông đến từng dòng họ, già làng, trưởng tộc, để người ta nhận thức được con trai, con gái là như nhau.

Trong sự nghiệp làm công tác dân số lâu năm của mình, hẳn bà đã có rất nhiều kỳ niệm, bà có thể kể lại một câu chuyện đáng nhớ không?

Đó là một câu chuyện ám ảnh tôi dù nó đã xảy ra gần 20 năm. Hồi đó công tác dân số có chủ trương vận động mọi người đi triệt sản. Có một cặp vợ chồng ở Hà Nội, đã có hai con và đồng ý thực hiện. Lúc ấy, chị đã gần 40 tuổi, việc triệt sản cũng là hợp lý. Nhưng thật không may là không lâu sau đó, hai đứa con của chị đi tắm sông và bị chết đuối. Khi được báo tin, tôi tìm đến thăm gia đình chị. Vừa bước chân vào nhà, nhìn thấy di ảnh hai đứa bé trên bàn thờ, tôi như bị chết đứng. Người phụ nữ ôm lấy tôi và nói: “Chị ơi làm sao để em có thể sinh lại được đứa con!”. Tôi nghe mà thấy tim mình như bị ai bóp.

Sau này làm công tác dân số tôi phát triển thêm cả chương trình phòng chống đuối nước, bảo vệ sinh mạng trẻ em. Tôi làm hết những gì có thể để công tác dân số được thực hiện tốt nhất. Nhưng hình ảnh ấy vẫn cứ ám ảnh khiến tôi cảm thấy mình vẫn còn thiếu sót điều gì đó.

Cám ơn những chia sẻ của bà!

Đào Bích

Tags:
  • Tin liên quan
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm