Thứ bảy, 18/05/2024 12:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 18/02/2020 09:22

Người phụ nữ "nẫng" gần 48 triệu đồng từ cây ATM có thể bị xử lý thế nào?

Chuyên gia pháp lý đã chia sẻ những vấn đề liên quan việc người phụ nữ lấy gần 48 triệu đồng tại cây ATM gây xôn xao trên mạng xã hội thời gian qua.

Vào ngày 22/01/2020, tức 28 Tết Nguyên đán chị Hoàng Thị Lan thực hiện việc chuyển số tiền 47.900.000 đồng vào tài khoản tại cây ATM của VPBank, số 5 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Do thời điểm cuối năm nên chị Lan đã vội vàng, bất cẩn, cộng với việc khách đứng sau chờ đợi, sau khi đẩy số tiền trên vào cây ATM, chị cho là đã hoàn tất giao dịch và rời đi mà không hay biết số tiền trên của chị chưa được nhập vào ATM. Hình ảnh camera cho thấy, người khách đến sau có thể đã bấm nút không đồng ý hoàn tất giao dịch để tiền trồi lên, và lấy luôn số tiền trên của chị.

Sự việc sau khi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã gây chú ý với nhiều người.

Trao đổi với PV Gia đình Việt Nam, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý đã phân tích, nhận định trong trường hợp này người phụ nữ lấy số tiền 47,9 triệu đồng tại cây ATM của rồi người khác nhưng không trả lại là có dấu hiệu của tội "Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác"

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, hiện nay công nghệ phát triển rất mạnh và tiện ích của các dịch vụ ngân hàng đem lại cho chúng ta rất lớn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thận trọng, bất cẩn thì có thể đem lại rất nhiều phiền toái, thậm chí là mất tài sản trong tích tắc như trường hợp của khách hàng Hoàng Thị Lan đã nêu trên.

Phu-nu01

Hình ảnh người phụ nữ đến giao dịch tại cây ATM được camera ghi lại

>>>Truy tìm cô gái "nẫng" 48 triệu đồng từ cây ATM nhả ra

Đối với người phụ nữ đã lấy 47,9 triệu đồng trong cây ATM rồi không trả lại, Luật sư Diệp Năng Bình cho biết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì có hai hướng xử lý:

Trường hợp biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.

Trường hợp không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

"Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, dù biết hay không biết địa chỉ của người đánh rơi, bỏ quên tài sản, dù tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị lớn hay nhỏ thì việc chiếm giữ, chiếm đoạt tài sản cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật", Luật sư Diệp Năng Bình nói.

Người nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho UBND cấp xã, Công an cấp xã sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Trường hợp này người phụ nữ nhặt được số tiền 47,9 triệu đồng đã cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm khi có yêu cầu đã phạm vào tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" theo quy định tại điều 176 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo đó, tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Trong đó, người nhặt tài sản buộc phải biết tài sản đó không phải của mình mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm và cho đó là của mình là đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.

Phu-nu02

Sau khi cây ATM nhả số tiền 47,9 triệu đồng lên, người phụ nữ lấy luôn và rời đi.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, Điều 32 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”

Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích thêm, trường hợp nếu không biết địa chỉ chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp lại ngay cho ngân hàng hoặc UBND phường hoặc Cơ quan Công an nơi gần nhất để thông báo cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Như vậy, người phụ nữ chiếm giữ số tiền 47,9 triệu đồng là không có căn cứ theo quy định của pháp luật. Số tiền này cần được trả lại cho chủ sở hữu.

Trường hợp người phụ nữ cố tình không trả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo điểm e, khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

"Trong trường hợp Cơ quan điều tra đã thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua quá trình điều tra làm rõ được danh tính người phụ nữ này yêu cầu giao nộp lại số tiền 47,9 triệu đồng mà cố tình không chấp hành thì sẽ bị xử lý về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản". Tội danh và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 176 BLHS 2015 với hình phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm", Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích.

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

H. Nam  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm