Thứ ba, 29/04/2025 23:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/04/2015 15:44

Người 'mẹ' đặc biệt của 13 học sinh khuyết tật

Có một lớp học được đặc biệt nằm trong ngôi trường tiểu học Nghi Tân, TX Cửa Lò, Nghệ An. Lớp học ấy do cô giáo Nguyễn Thị Liên phụ trách, với 13 em học sinh khuyết tật. Để làm được điều này, “người mẹ” ấy đã phải trải qua nhiều gian nan vất vả...

Năm học 2011 - 2012, trường tiểu học Nghi Tân (TX Cửa Lò, Nghệ An) mở 1 lớp học tình thương hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ em khuyết tật, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ trên địa bàn. Đây là lớp học đặc biệt dành cho những trẻ em tàn tật và chịu thiệt thòi trong cuộc sống nên việc tìm giáo viên phụ trách là điều hết sức khó khăn.

Hơn nữa người giáo viên dạy lớp học này vừa phải có tâm vừa phải có nghiệp vụ sư phạm tốt. Suốt mấy tháng đăng tin tuyển dụng, tìm mãi không có ai nhận dạy lớp này. Rồi một ngày tình cờ cô Nguyễn Thị Liên, một giáo viên có kinh nghiệm từng dạy tại lớp giáo dục đặc biệt của TX. Cửa Lò đến xin nhận lớp.

nguoi-me-dac-biet-cua-13-hoc-sinh-khuyet-tat-giadinhonline.vn 1

Cô Liên với lớp học tình thương, suốt 4 năm cô xem đây là mái nhà thứ 2.

Mặc dù đang có công việc ổn định ở một trung tâm giáo dục khác, thế nhưng khi biết tin nhà trường cần người dạy, cô Nguyễn Thị Liên vẫn quyết định xin chuyển công tác. Cô tâm sự: “Dạy ở đây đồng lương cũng không khác gì các giáo viên dạy các em học sinh “bình thường”, cuộc sống gia đình bị đảo lộn nhiều, thế nhưng tôi vẫn muốn là người đồng hành cùng các em có hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.

nguoi-me-dac-biet-cua-13-hoc-sinh-khuyet-tat-giadinhonline.vn 2

Cô luôn hy vọng, các con của mình sau này sẽ hoà nhập được với cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Khi nhận lớp học này chồng và gia đình tôi phản đối kịch liệt, cố gắng thuyết phục mãi mới được gia đình đồng ý. Không chỉ vậy sau 4 năm gắn bó với lớp học, tôi đã xem các em như là con đẻ của mình, chăm chúng từng ly từng tí”.

Nhớ lại những ngày đầu khi đảm nhiệm lớp học, cô tâm sự: “Cái quan trọng nhất làm quen với các em, sau đó tìm cách tiếp cận về khả năng học, đó là điều khó khăn ban đầu mà tôi phải mất thời gian dài để “hòa nhập” với các em. 13 học sinh, mỗi em lại có mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách khiến cho tôi phải xoay như chong chóng”.

Có những em còn chưa biết những kỹ năng tối thiểu như vệ sinh cá nhân, quần áo dơ bẩn, vì hầu như điều kiện kinh tế của các em đều gặp khó khăn. Cô Liên vừa là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời cũng như một người mẹ, một tay chăm sóc cho các con. Chăm một người khuyết tật đã khó, cô Liên một lúc chăm tới 13 em mà không có sự trợ giúp trực tiếp từ người thứ 2. Ngoài giờ học trên lớp, cô còn tìm đến nhiều gia đình các em để động viên dặn dò gia đình, cố gắng chăm sóc chu đáo cho các cháu ở tại nhà.

nguoi-me-dac-biet-cua-13-hoc-sinh-khuyet-tat-giadinhonline.vn 3

Những dòng chữ nắn nót của các các em khuyết tật.

Chị Hoàng Thị Phan có con đang học tại lớp, cho biết: “Nếu không có sự ân cần, nâng niu của cô giáo Liên trong vòng 4 năm qua thì con tôi và các em ở đây đến giờ này không biết sẽ như thế nào. Như con tôi trước đây, không có nhận thức về cuộc sống, ko biết nói không biết cười…thế mà nay đi ra chào mẹ, đi vào chào cha, cháu còn biết viết chữ, tính toán tôi vui mừng khôn xiết, trong lòng rất muốn cảm ơn cô Liên và nhà trường rất nhiều”.

4 năm qua, để có kết quả như ngày hôm nay, cô Liên đã gác lại nhiều chuyện riêng tư cá nhân, nhiều lúc chồng con giận hờn nhưng rồi cũng đồng cảm, hiểu cho công việc của cô. Lúc mệt mỏi cô cũng đã từng nghĩ đến chuyện xin nghỉ việc để được bên cạnh gia đình, thế nhưng nghỉ lại thì thấy tội cho “đàn con” bé dại.

Để vượt qua vô vàn khó khăn, cô Liên rất cần sự động viên đến từ gia đình, bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là các bậc phụ huynh. Hy vọng rằng với tấm lòng nhân ái của “người mẹ” sẽ góp thêm phần tự tin, cho các em, để các em lớn lên hòa nhập được với cộng đồng từ đó sống có ích cho gia đình và xã hội hơn.

Tags:
Phụ huynh lao vào lớp học đánh nữ giáo viên
Xử phạt người đàn ông đánh con 9 tuổi thương tích
Người dân Nghệ An mong muốn đặt tên xã mới theo địa danh lịch sử, văn hóa
Nữ doanh nhân 9X gây xúc động với video tri ân Đất nước nhân dịp 30/4
49 xã, phường tại Thanh Hóa bỏ đặt tên gắn số
Hơn 150.000 người bỏ tiền để được làm 'người vô gia cư'
Cải cách hành chính tỉnh Nghệ An: Sở nào đứng đầu, địa phương nào đội sổ?
Nhiều địa phương Thanh Hóa họp khẩn, bỏ tên xã đặt theo số thứ tự
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Phát hiện hơn 2 tạ giò me Nghệ An giả tại một cơ sở sản xuất
Đầu bếp Nhà Trắng tiết lộ chế độ ăn đặc biệt của Tổng thống Donald Trump
Làng cổ giữa lòng Hà Nội: Nức tiếng khoa bảng, còn lưu giữ ngôi nhà gần 500 năm
Công nhân các KCN Nghệ An có 19.500 căn hộ nhà ở xã hội trong 5 năm tới
Người phụ nữ trồng rau trên giấc mơ xanh
Phát hiện nhiều bộ hài cốt trong hang đá tại Nghệ An
500.000 sản phẩm Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Đặt tên xã mới ở Thanh Hóa: Nơi đánh số, chỗ ghép tên
75 năm Hội Nhà báo Việt Nam: Thể hiện tiếng nói nhân dân, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Nữ sinh Báo chí khởi nghiệp từ năm nhất đại học, mong gánh bớt vất vả cho cha mẹ
Cục Bà mẹ và Trẻ em yêu cầu xử lý việc bạo hành trẻ em tại Bắc Ninh và Bến Tre
Xem thêm