Chủ nhật, 19/05/2024 11:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/02/2022 14:50

Tốn tiền triệu test Covid-19 hàng ngày: Không cần thiết, xem lại cách test đúng

Số ca F0 tăng vọt, liên tiếp lập các kỷ lục những ngày vừa qua khiến ai cũng lo sợ mình mắc Covid-19 bất kỳ lúc nào. Do đó, để “chắc ăn” nhiều người đã chi ra tiền triệu để mua que test hàng ngày, điều này gây tốn kém và không cần thiết.

Tâm lý test càng nhiều càng yên tâm

Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 trên cả nước tăng vọt, liên tiếp lập các kỷ lục mới. Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Y tế ngày 22/2 có đến 55.879 ca mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội ghi nhận gần 7.000 F0 (Trước đó, ngày 21/2 Hà Nội ghi nhận hơn 5.400 ca).

Điều này khiến nhiều người lo sợ mình có thể mắc Covid-19 bất kỳ lúc nào. Do đó, nhiều người đã bỏ ra tiền triệu để mua que test về kiểm tra cho yên tâm.

Trao đổi với Gia đình Việt Nam, chị H.N (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, để cẩn thận, mỗi ngày trước khi đi làm, chị thực hiện test Covid-19 một lần, đến chiều tối đi làm về chị lại thận trọng test thêm lần nữa.

"Giờ tình hình dịch bệnh căng thẳng, Hà Nội hôm nào cũng mấy nghìn ca mắc. Nhà tôi lại có con nhỏ nên mỗi khi đi làm về tôi lại test Covid-19 thêm 1 lần nữa cho chắc ăn. Mỗi ngày test 2 lần, tính ra cũng mất hơn 100.000 đồng tiền que test. Cả tháng cũng đến vài triệu đồng nhưng vẫn phải chấp nhận để yên tâm sức khỏe đi làm", chị N. chia sẻ.

Empty

Nhiều người chi tiền triệu để test Covid-19 hàng ngày

Tương tự như chị N., anh H. (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, do công việc đặc thù của hai vợ chồng thường xuyên đi lại, giao tiếp nhiều nên ngày nào vợ chồng anh cũng test để thêm phần yên tâm. Chưa kể công ty anh H. tuần nào cũng đều đặn test cho toàn bộ nhân viên 1, 2 lần.

"Test nhiều khó chịu, đau mũi và tốn kém lắm nhưng dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên gia đình phải làm để phòng tránh. Hơn nữa, vì đặc thù công việc, vợ chồng tôi phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều người nên thôi cứ test hàng ngày cho chắc", anh H. nói.

Tốn tiền triệu để test nhanh định kỳ, có cần thiết?

Chia sẻ về vấn đề người dân test Covid hàng ngày, thậm chí test 2-3 lần/ngày, ông Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho rằng, việc làm này gây tốn kém và không cần thiết.

"Chúng ta chỉ cần test nhanh COVID-19 trong hai trường hợp: thứ nhất là có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sổ mũi, đau họng, sốt…; thứ hai là khi có yếu tố dịch tễ rõ ràng, là khi chúng ta có tiếp xúc với F0.

Hiện chúng ta đã mở cửa và thích nghi linh hoạt với dịch bệnh COVID-19. Thay vì test thường xuyên để biết mình có nhiễm bệnh hay không, người dân nên tuân thủ khuyến cáo 5K và chấp hành tốt quy định cách ly khi là F0, F1", ông Thường khuyến cáo.

Empty

Test nhanh Covid-19 hàng ngày gây tốn kém và không cần thiết

Cùng quan điểm, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội cho rằng, người dân chỉ thực sự cần test khi có dấu hiệu nghi ngờ. Cụ thể, có triệu chứng sốt, đau rát họng, ho, đau nhức người, mất vị giác. Thứ 2, những người sau khi tiếp xúc với F0 khoảng 3 ngày.

"Nếu trong một hai ngày đầu sau khi tiếp xúc với F0 xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác. Bộ Y tế cho phép có 16 loại test Covid-19, test hai loại khác nhau nếu dương tính thì khẳng định nhiễm Covid-19, sẵn sàng điều trị tại nhà. Người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà khoảng 5 - 7 ngày hoặc thậm chí 10 ngày test lại. Nếu test 2 lần đều âm tính là khỏi bệnh.

Ngày nào cũng test làm gì cho tốn kém trừ trường hợp họp, gặp mặt đông người chúng ta cẩn thận, để đảm bảo an toàn test trước khi đến. Có người không có triệu chứng vào đám đông đảm bảo an toàn hoặc cuộc họp quan trọng test trước khi đến. Nếu một triệu người cùng test tính ra chi phí rất tốn kém", ông Hải nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đánh giá, hiện Hà Nội đang trong thời kỳ đỉnh dịch Covid-19. Ông dự đoán khoảng 1 tháng nữa may ra tình hình dịch Covid-19 mới dịu. Người dân đã tiêm vaccine đầy đủ không quá lo lắng, thực hiện tốt 5K.

Ông Hải đưa ra khuyên, những ai chưa tiêm nên tiêm vaccine, đặc biệt những người cao tuổi, người già yếu… nên tiêm đầy đủ vaccine. Càng nhiều bệnh nền càng nhạy cảm nên phải tiêm vaccine.

-->> Người lao động mắc Covid-19 được nhận hỗ trợ từ BHXH không, cần thủ tục gì?

Thúy Ngà  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm