Thứ hai, 17/03/2025 03:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 25/07/2021 19:00

Người có vấn đề sức khỏe cần lưu ý gì khi tiêm vắc-xin COVID-19?

Tiêm phòng vắc xin COVID-19 là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa và làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy, đối với những người có sẵn các vấn đề về sức khỏe cần lưu ý gì khi tiêm loại vắc xin này?

Người có sẵn bệnh nền

COVID-19 có thể gây nguy hiểm cho những người có khả năng miễn dịch yếu. Bởi vậy, những người mắc bệnh nền nên được tiêm ngay lập tức. Tuy nhiên, dù vậy, đối với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên tiêm phòng hay không?

benh nen 1

Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ Rahul Pandit tại Bệnh viện Fortis Mumbai, Ấn Độ, thành viên của Nhóm đặc trách COVID-19 của Maharashtra, nhanh chóng tiêm chủng các đối tượng được ưu tiên là chìa khóa để làm chậm tỷ lệ tử vong do COVID-19. Tiêm phòng cho nhóm dân số dễ bị tổn thương có nguy cơ cao - trên 60 tuổi và trên 45 tuổi với bệnh nền - sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong xuống "rất thấp", vì hiện tại, nhóm này chiếm gần 90% số bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh nhân phẫu thuật và tổn thương các cơ quan quan trọng

Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện cho đến nay đã thấy rằng, những người bị các bệnh đe dọa tới tính mạng có thể sử dụng vắc xin COVID-19 một cách an toàn mà không bị tác dụng phụ. Tiến sĩ Pandit cũng đồng ý với điều đó và cho biết thêm rằng, những người đã từng có vấn đề về tim trong quá khứ, bị đau tim, suy thận hoặc các vấn đề về gan có thể dung nạp vắc xin tốt trong khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh của họ. Những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, những người bị đau tim trong tuần trước ngày tiêm chủng không nên tiêm vì họ vẫn đang trong quá trình hồi phục. Việc tiêm vắc xin có thể gây ra phản ứng phụ.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc hỗ trợ, hoặc các thuốc ức chế miễn dịch... nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

benh nen 2

Ảnh minh họa

Bệnh nhân ung thư

Ung thư là một bệnh làm suy giảm miễn dịch. Những người mắc ung thư thường phải dùng thuốc ức chế miễn dịch liều cao có thể khiến cơ thể có phản ứng miễn dịch "không hoàn chỉnh" hoặc dung nạp kém các vắc xin tiêm vào cơ thể. Phản ứng cơ thể của những người có hệ miễn dịch kém hoặc không hoạt động sẽ tệ hơn nhiều.

Người có bệnh ung thư nhưng chưa bắt đầu điều trị có thể tiêm vắc xin một cách an toàn, và người đã điều trị khỏi ung thư cũng vậy. Những người đang hóa trị nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

Các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác khuyến nghị những người có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm để hiểu rõ về các phản ứng phụ có thể xảy ra. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn: Có các bệnh dị ứng; mắc bệnh rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu; có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang dùng thuốc làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch; đang mang thai hoặc có dự định mang thai.

-> 5 sự thật về vắc-xin COVID-19

Xem thêm: Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng chống dịch COVID-19

Theo Sức Khỏe & Đời sống  
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm