Thứ ba, 29/04/2025 14:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/07/2022 11:46

Người chơi thể thao cần làm gì khi cơ thể mất nước?

Với những người vận động nhiều, đặc biệt là chơi thể thao thì việc bù nước và muối khoáng là điều quan trọng để giúp cơ thể duy trì bền bỉ.

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người chơi thể thao, thường xuyên vận động, làm việc nặng hoặc ngoài trời nắng.

Tuy nhiên, mồ hôi ra liên tục làm cơ thể bị mất nước và muối khoáng, thân nhiệt tăng cao hơn bình thường sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương, say nắng, chuột rút, đau cơ, đau xương khớp và vận động kém bền hơn. Để bù đắp lại những “mất mát” đó, việc bổ sung nước và khoáng chất khi tập luyện thể thao là điều cần chú trọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trường Viện dinh dưỡng Quốc gia, người chơi thể thao phải luôn chú ý uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.

Cụ thể, các vận động viên nên uống từ 500 - 600ml nước trước khi luyện tập khoảng 10-20 phút. Nếu thời gian luyện tập kéo dài trên 30 phút, cần uống bổ sung 200 - 300ml nước.

PGS.TS_Nguyen-thi-lam-dinh-duon

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trường Viện dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý thêm, việc bù nước, bù khoáng sau vận động rất quan trọng, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Tùy theo mức hoạt động của từng người để có thể điều chỉnh uống thêm nhiều hay ít nước.

“Mỗi ngày, người trưởng thành nên uống đủ nước từ 1.5 - 2 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho các hoạt động bên trong cơ thể. Với những người chơi thể thao, ngay cả khi trời nóng hoặc vận động vừa phải cũng cần bổ sung thêm 500ml nước.

Tuy nhiên, tùy theo cường độ luyện tập, điều kiện thời tiết, mức ra mồ hôi và khả năng dung nạp nước của mỗi người để điều chỉnh mức độ bù nước, bù khoáng”, chuyên gia dinh dưỡng nói.

Trao đổi thêm về vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm cho rằng, nhiều người chỉ quan tâm đến việc uống nước để giải tỏa cơn khát, chính vì thế sau khi quay trở lại hoạt động sẽ cảm thấy việc vận động kém bền hơn, năng suất làm việc không cao như trước khi đổ mồ hôi, dẫn tới hiệu quả công việc bị giảm sút lớn.

Lý giải điều này, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc bổ sung nước chỉ giúp thỏa cơn khát, nhưng các khoáng chất như Potassium (K+), Sodium (Na+), Chloride (Cl),... mất đi theo mồ hôi lại không được bổ sung để duy trì sự cân bằng cho cơ thể.

“Những người tập thể dục thể thao nhiều, vận động viên nên uống các loại nước có điện giải như K+, Na+, Canxi,... để cân bằng nước trong và ngoài tế bào, ổn định huyết áp,...", PGS. TS Nguyễn Thị Lâm nói.

vdv

Việc bù nước và khoáng chất rất quan trọng với những người chơi thể thao, vận động nhiều (Ảnh minh họa)

Đồng quan điểm với PGS. Nguyễn Thị Lâm về việc bổ sung nước và khoáng chất khi vận động, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Giám đốc Trung tâm Doping và Y học Thể thao cho biết: “Trường hợp luyện tập với cường độ cao trong những ngày hè nóng bức, nước uống cần phải bổ sung Natri, Chloride (ví dụ 1 nhúm muối nhỏ cho 1 lít nước) để bù lại được lượng muối mất đi thông qua mồ hôi và giảm các biến cố về sức khỏe liên quan đến mất cân bằng điện giải”.

Giải thích rõ hơn về công dụng của các khoáng chất trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh chia sẻ, đây là những khoáng chất đặc biệt cần thiết cho sự vận động bền bỉ và dẻo dai của cơ thể. Nếu thiếu những khoáng chất này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, mệt mỏi, làm xáo trộn sự điều hòa thân nhiệt đồng thời làm giảm hiệu suất hoạt động thể chất và tinh thần.

Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, trong những hoạt động thường ngày, hay khi tập luyện chơi thể thao, ngoài việc uống nước cũng cần chú ý đến việc bổ sung muối khoáng quan trọng.

"Ngoài ra, người thường xuyên vận động có thể uống nước có đường nhưng đường ngọt vừa phải, không nên quá đậm đặc vì đường glucozơ giúp cân bằng khi vận động. Hoặc bổ sung hoa quả, nước sinh tố, đặc biệt là nước dừa rất tốt cho cơ thể", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm.

-->> Đối tượng nào dễ bị mất nước, uống thế nào cho đúng?

Thúy Ngà  
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Chủ quan khi thấy tê mặt trái, nam thanh niên bị méo xệch miệng sau 3 ngày
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Xem thêm