Thứ sáu, 22/11/2024 04:22     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 15/06/2022 06:30

Ngoáy tai bằng tăm bông: Thoải mái một lúc nhưng hại lâu dài

Tai có cơ chế tự làm sạch nên không cần thiết phải ngoáy tai. Tuy nhiên, một khảo sát chỉ ra rằng 68% số người tham gia cho hay họ thường xuyên dùng tăm bông để làm sạch tai mà không biết thói quen này có hại.

Sử dụng tăm bông để làm sạch tai có thể gây ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể.

Thống kê ở Anh cho thấy, có khoảng 7.000 người được điều trị cho các trường hợp cấp cứu vì vật dụng đặt vào tai mỗi năm.

Các chấn thương phổ biến nhất trong ngoáy tai là dị vật tai, cảm giác có thứ gì đó bị mắc kẹt trong tai (30%), thủng màng nhĩ (25%) và chấn thương mô mềm (23%). Một số ít trường hợp gây tổn thương chuỗi xương con trong tai, trong đó, rất hiếm sẽ tổn hại cho xương bàn đạp, từ đó có thể gây ra vấn đề về thăng bằng. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể dẫn đến mất hoàn toàn thính giác.

Phần lớn các chấn thương trong tai khi ngoáy tai xảy ra do sử dụng tăm bông để làm sạch tai (73%), chơi với tăm bông (10%) hoặc bị ngã khi có tăm bông trong tai (9%). Trong đó, hầu hết các thương tích xảy ra khi trẻ em đang tự sử dụng tăm bông (77%).

2/3 số bệnh nhân nhỏ hơn 8 tuổi, trong đó trẻ dưới ba tuổi chiếm 40% tổng số thương tích khi ngoáy tai. Dị vật tai là chẩn đoán thường gặp nhất ở trẻ em từ 8 đến 17 tuổi, trong khi thủng màng nhĩ lại thường gặp nhất ở trẻ em dưới 8 tuổi.

Ngoáy tai bằng tăm bông gây thương tích

Nghe có vẻ khó tin nhưng tăm bông có thể làm tổn thương tai giữa của bạn và đặc biệt hơn là gây thủng màng nhĩ. Theo một nghiên cứu xem xét các chấn thương tai liên quan đến tăm bông, khoảng 73% trong số đó được tìm thấy có liên quan đến việc làm sạch tai. Đây là một tỷ lệ phần trăm lớn nếu bạn xem xét rằng nghiên cứu diễn ra từ năm 1990 đến năm 2010 và đã nghiên cứu hơn 263.000 trẻ em.

ngoay tai Giadinhonline' (1)

Ảnh minh họa.

Tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tai

Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.

Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau, cảm giác đầy nặng trong tai, ù tai, nghe không rõ.

ngoay tai Giadinhonline' (2)

Ảnh minh họa.

Tăm bông gây nhiễm trùng

Một trong những đặc tính có lợi nhất của ráy tai là bẫy và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào tai của chúng ta. Nó hoạt động giống như một mạng lưới an toàn ngăn vi khuẩn gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng tăm bông và đẩy cả ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn bên trong, chúng ta khuyến khích vi khuẩn xâm nhập, dễ dấn đến viêm tai.

ngoay tai Giadinhonline' (3)

Ảnh minh họa.

Vật lạ trong tai

Trong một số trường hợp, một phần đầu của tăm bông có thể sẽ bị rơi ra và mắc lại bên trong tai của bạn. Việc này có thể sẽ dẫn đến khó chịu, đầy hoặc đau tai, thậm chí gây mất thính lực.

Một nghiên cứu điều tra về các vật thể lạ thường dẫn đến các ca cấp cứu cho thấy tăm bông trong ống tai là một trong số những vật thể lạ thường khiến người trưởng thành phải đi cấp cứu nhất.

Phải làm gì nếu tăm bông khiến bạn đau tai?

Nếu cơn đau lúc đầu không có gì nghiêm trọng và bạn cảm thấy chịu được, bạn có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và xem diễn biến của nó như thế nào. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn còn và sau đó kèm theo thính giác bị bóp nghẹt hoặc ù tai, bạn nên đi khám.

Làm thế nào để làm sạch tai của bạn một cách an toàn?

ngoay tai Giadinhonline' (4)

Ảnh minh họa.

Làm mềm: Nhỏ một vài giọt dầu em bé, dầu khoáng hoặc glycerin vào trong tai để làm mềm ráy tai

Làm ẩm: Sau một vài ngày làm mềm ráy tai, hãy làm ẩm tai của bạn. Sử dụng một chiếc xi lanh để bơm nước vào ống tai của bạn.

Làm sạch: Sau khi đã làm ẩm, hãy nhẹ nhàng nghiêng đầu bạn về 1 bên để nước chảy ra khỏi tai của bạn.

Làm khô: Sử dụng một chiếc khăn sạch để lau khô phần tai

-> Tại sao không nên dùng 1 khăn tắm trong 2 ngày liên tiếp?

T. Linh (Theo Brightside)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm