Ngoại tình - câu chuyện dưới góc nhìn triết học (Kỳ cuối)
Để đành là sự mất trinh có ý nghĩa lớn đối với một cô gái. Nhưng một người con trai lần đầu tiên chung đụng với phụ nữ cũng ở tình trạng y như thế, mặc dù không có “tang chứng” bề ngoài. Về bản chất vấn đề, trinh tiết về cơ thể có nghĩa như nhau đối với cả nam lẫn nữ, mặc dù xưa nay thường chỉ nói về nữ.
Sự trinh tiết và đức hạnh hiểu theo nghĩa cổ truyền sẽ có một ý nghĩa khác khi đã có một ý thức dân chủ thực sự, đồng thời có một nhận thức về lợi ích cá nhân trong quan hệ tính giao. Lúc ấy, xét từ bản chất vấn đề, cả nam lân nữ đều có một cốt lõi tâm lý và đạo đức như nhau trong hành vi tính giao.
Để đành là sự mất trinh có ý nghĩa lớn đối với một cô gái. Nhưng một người con trai lần đầu tiên chung đụng với phụ nữ cũng ở tình trạng y như thế, mặc dù khong có “tang chứng” bề ngoài. Về bản chất vấn đề, trinh tiết về cơ thể có nghĩa như nhau đối với cả nam lẫn nữ, mặc dù xưa nay thường chỉ nói về nữ.
Nếu chỉ lấy độc một phạm trù thứ hai làm cơ bản, thì những hậu quả của hành vi tính giao về tâm lý cũng như sinh lý (sự mất trinh, sự chung đụng ngoài hôn nhân) sẽ có một ý nghĩa khác. Ấy là trường hợp kế thừa nhận rằng quan hệ tình cảm, tình quen thân giữa đôi nam nữ có thể nhiều biểu hiện khác nhau về hình thức và trên các trình độ giao lưu.
Có khi, một cái bất tay giữa hai bàn tay khác giới có một ý nghĩa vô cùng lớn, thậm chí không kém sự giao thân. Cái “hậu quả” cảm tính để lại ở bàn tay kia sẽ KHÔNG ít hơn những gì còn lại sau bốn pha của hành vi tính dục.
Trong quan hệ tình cảm và tinh thần, đôi khi cách cư xử trông thấy chỉ là một hình thức biểu hiện thích hợp với hoàn cảnh ấy. Các giác quan “lý thuyết” thậm chí cũng đem lại cái cảm giác có ý nghĩa “thực tiễn” – một cái nhìn đắm đuối, những lời ái ân dễ xóa nhòa mọi giới hạn đằng trước, tức là vẫn dắt nhau đi trên con đường ấy, những chưa đến nơi. Theo ngôn ngữ tâm lý học hiện đại, hành động ấy tuy không xảy ra trên vật chất, nhưng xảy ra trong ý nghĩ, biểu tượng và trên lời nói. Chỉ có một sự khác nhau về hình thức, chứ không phải bản chất hành động.
Phải tư duy bằng khái niệm, chứ không câu nệ vào những ấn tượng trực quan, thì bạn có thể tin rằng cái gọi là mục đích không phải đến cuối cùng mới có, mà nó có suốt trong cả quá trình. Hegel nói rằng mục đích để lại sau lưng mình cái xác chết của quá trình. Hành vi tính iao chỉ là đoạn cuối cùng của một con đường dài, trên đó đôi nam nữ sánh vai đi bên nhau. Tất nhiên, học có thể dừng lại nửa chừng, tạm biệt ở cái bắt tay, hoặc xa hơn, trong một vòng ôm, trên một nụ hôn…Trong quan niệm cổ truyền, những đoạn đường ấy đều có giới hạn của nó với những nghi thức ước lệ, tuồng như đó là những KHÁI NIỆM khác nhau, chứ không phải những hìn thái khác nhau của cùng một khái niệm.
Sự trinh tiết và đức hạnh hiểu theo nghĩa cổ truyền sẽ có một ý nghĩa khác khi đã có một ý thức dân chủ thực sự.
Kể cũng khó thuyết phục rằng mầm-chồi-cành-nụ-hoa-quả là những hình thái nhau của một KHÁI NIỆM.
Cái trật tự phát sinh của chuổi phát triển trên các hình thái (hình thức-formes) chỉ là các trình độ tiến hóa cao dần. Đương nhiên, mỗi trình độ tiến hóa cao dần. Đương nhiên, mỗi trình độ cũng có những nét độc đáo của riêng nó (vì vậy mà có hình thức ấy).
Xa vời nhất là sự giao lưu bằng các giác quan lý thuyết (tai, mặt). Cái bắt tay cảm tính còn là một hình thái trừu tượng giữa hai cá nhân. Nhưng trong một vòng tay thì cái quan hệ ấy đã cụ thể hơn, đành rằng còn trừ tượng hơn một chiếc hôn. Trạng thái cụ thể triệt để, dĩ nhiên là sự giao thân.
Nếu ta xét quan hệ ấy, ngay trong bản thân nó, thì chẳng có gì gọi là “ngoại” được. Ăng-ghen viết: “Quan hệ nam nữ sẽ trở thành một công việc hoàn toàn riêng tư chỉ thuộc những người hữu quan mà xã hội không cần can thiệp vào”. Chẳng có gì đáng phân vân cả, khi chúng ta sống “trong một thời kỳ mà tất cả những sợi dây cũ kỹ ràng buộc xã hội đều bị dãn ra và tất cả những quan niệm được thừa hưởng từ quá khứ đều bị lung lay”.
Sự đổ vỡ ấy đã xảy ra trong đời sống hiện thực của hàng triệu triệu người, thì trong tư duy, “những khuôn khổ có từ nghìn xưa của cái phương thức tư duy trung cổ cổ truyền từ nghìn xưa cũng sẽ bị sụp đổ”. Lúc ấy, “cái danh thơm nền nếp…phỏng có ý nghĩa gì”. Nên chăng khép lại mục này bằng chính cái nội dung mở đầu trong lôgic, nhưng tư duy lôgic phải được coi là một dấu hiệu đáng tin cậy của sự phát triển văn hóa tương đối chín muồi. Bây giờ ngoái nhìn lại một đoạn đường lịch sử đã qua thì sẽ thấy rõ hơn.
Trừ bạn ra, nhiều người còn chưa để ý đến sự kiện này: một CÁI gì đó đã phát triển đến hình thái chính thức (forme classique) thì vẫn có thể tồn tại lâu dài BÊN CẠNH những cái ra đời muộn hơn. Biết vậy, lịch sử bao giờ cũng cư xử rất phải chăng: một mặt vẫn thừa nhận sự tồn kho lịch sử, mặt khác thẳng tay phủ định chúng về mặt triết học, bằng cách chấm dứt vai trò chủ đạo của cái cũ, giao trọng trách đó cho CÁI MỚI, coi đó là nhân tố đặc trung cho thời điểm ấy.
Trừ bạn ra, nhiều người thường rơi vào một trong hai trạng thái này: hoặc một mực chấp nhận những gì hiện đang có không cần biết nó đóng vai trò triết học gì, hoặc chỉ tin vào phạm trù triết học chung chung, bất chấp sức mạnh thực tế của những cái tồn kho. Hai trạng thái cực đoan ấy, thực ra, cùng có một bản chất ngu muội, giống như kẻ độc đoán và người nhu nhược đều không có có bản lĩnh.
Đi bộ là cái cổ xưa nhất. Cho đến nay và mãi mãi nó vẫn tồn tại BÊN CẠNH xe đạp, ô tô, máy bay, con tàu vũ trụ…Hôm nay, giữa thủ đô Hà Nội, trên các đường phố nườm nượp xe đạp qua lạ, sự kiện đó rất dễ thuyết phục rằng chúng ta đang ở trình độ xe đạp. Theo bạn, liệu có thuyết phục nổi rằng thời chúng ta đã thuộc phạm trù con tàu vũ trụ?Tư duy kinh nghiệ phải có một chiếc xe đạp mới có được khái niệm xe đạp, chứ hình dung sao nổi là chỉ cần phân tích con tàu vũ trụ duy nhất cũng đủ để phát hiện ra khái niệm của nó.
Tư duy kinh nghiệm thường ngày đem khái niệm đồng thời nhất với CÁI có thể mang khái niệm ấy. Ví dụ, họ chỉ biết đây là CÁI cánh tay, làm sao họ tin được cánh tay ấy chưa cả khái niệm “gối”?
Tư duy theo lẽ phải thông thường dễ bị lôi cuốn bởi những ấn tượng trực quan, bởi “sự thực sờ sờ” ra. Họ không thấy rằng từ sự thực đến chân lý khoa học là một quãng đường rất dài. Bởi vậy, họ hai bề đau khổ: không hồn nhiên như người không biết gì và không tin vào những điều mình biết. Bởi vậy, đôi khi họ tỏ ra thức thời, trên đầu lưỡi nói những câu có vẻ “ông” cấp tiến, thì thực ra, như Mác đánh giá, trong đầu học vẫn là những “thằng” bảo thủ nhất. Loại người ấy không tin vào tri thức khoa học về CÁI MỚI (về triết học). Về để lấy lòng số đông họ dùng chủ nghĩa NHÂN DANH: nhân danh đạo đức, nhân danh kinh nghiệm, thậm chí còn nhân danh cả khoa học, v.v…
Có những thời điểm lịch sử có ý nghĩa quyết định. Lúc ấy, cách cư xử về triết học là phải chấp nhận sự tồn tại BÊN CẠNH nhau các sản phẩm lịch sử. Còn cách cư xử về lịch sử là chấp nhận vai trò chủ đạo của CÁI MỚI (khái niệm mới, phạm trù mới) vừa nẩy sinh, còn rất mỏng manh. Đó là yêu cầu ít nhất để tiến tới một cách cư xử triệt để hơn – chủ động hơn đưa thực tiễn vượt lên sức níu của quá khứ, đi theo hướng chủ đạo của CÁI MỚI, theo lôgic tự nhiên của lịch sử tự nhiên (thuật ngữ của Mác).
Giáo sư Hồ Ngọc Đại