Thứ ba, 21/05/2024 04:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 13/04/2020 14:30

Nghiên cứu mới: SARS-CoV-2 có thể tấn công hệ thống miễn dịch như HIV

Phát hiện bất ngờ được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Thượng Hải và New York cho rằng Covid-19 có thể tấn công hệ thống miễn dịch của con người và gây ra thiệt hại tương tự như ở bệnh nhân HIV.

Chuyên gia Lu Lu đến từ Đại học Fudan, Thượng Hải và nhà khoa học Jang Shibo đến từ Trung tâm Máu New York đã thử nghiệm cấy virus Sars-CoV-2 lên các dòng tế bào lympho T được nuôi trong phòng thí nghiệm.

Tế bào lympho T, còn được gọi là tế bào T, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ virus xâm nhập vào cơ thể người.

Họ làm điều này bằng cách bắt một tế bào bị nhiễm virus, khoan một lỗ trên màng của nó và tiêm hóa chất độc hại vào tế bào. Những hóa chất này sau đó tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh, xé chúng thành từng mảnh.

virus corona Giadinhvietnam

Tế bào T tấn công các tế bào có hại với cơ thể người.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, tế bào T đã trở thành con mồi của virus Corona trong thí nghiệm của họ. Họ đã tìm thấy một cấu trúc độc đáo trong protein tăng đột biến của virus dường như đã kích hoạt sự hợp nhất của một lớp vỏ virus và màng tế bào khi chúng tiếp xúc.

Sau đó, các gen của virus xâm nhập vào tế bào T và bắt nó làm con tin, vô hiệu hóa chức năng bảo vệ con người.

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm tương tự virus SARS và phát hiện ra rằng virus SARS không có khả năng lây nhiễm các tế bào T.

Một bác sĩ làm việc trong một bệnh viện công đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Bắc Kinh cho biết phát hiện này đã bổ sung thêm một bằng chứng cho mối lo ngại ngày càng tăng trong giới y tế rằng Covid-19 hoạt động như virus HIV.

“Càng ngày càng có nhiều người so sánh nó với HIV” – vị bác sĩ cho biết.

Vào tháng 2, Chen Yongwen và các đồng nghiệp của ông tại Viện Miễn dịch học của PLA đã đưa ra cảnh báo rằng số lượng tế bào T có thể giảm đáng kể ở bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là khi họ già hoặc cần điều trị tại các phòng chăm sóc đặc biệt. Số lượng tế bào T càng thấp, nguy cơ tử vong càng cao.

Quan sát này sau đó đã được xác nhận bằng khám nghiệm tử thi trên hơn 20 bệnh nhân có hệ thống miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Các bác sĩ cho biết tổn thương trên các cơ quan nội tạng của bệnh nhân như sự kết hợp của SARS và AIDS.

Gen đằng sau chức năng tổng hợp trong SARS-CoV-2 không được tìm thấy trong các virus Corona khác ở người hoặc động vật.

Nhưng một số loại virus gây chết người như Aids và Ebola có trình tự gen tương tự nhau dẫn đến suy đoán virus Corona có thể đã lan truyền lặng lẽ trong xã hội loài người trong một thời gian dài trước khi gây ra đại dịch này.

-> Virus SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khẩu trang hơn 1 tuần

Xem thêm: Quá trình Covid-19 lây lan trong siêu thị.

Thùy Linh (Theo SCMP)  
Giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Xem thêm