Thứ ba, 26/11/2024 11:20     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 07/03/2021 11:00

Nghĩ về cách dạy con từ bức thư của CEO và tử tù gửi mẹ

Bức thư gửi mẹ của tử tù và giám đốc CEO với cùng mốc thời gian, cùng sự việc xảy ra nhưng kết quả lại khác nhau khiến nhiều người phải suy ngẫm về cách làm mẹ.

Bức thư gửi mẹ của một tử từ

Mẹ, ngày mai con phải ra pháp trường rồi. Giờ phút này, những ký ức về mẹ cứ hiện về trong tâm trí con.

Khi con 3 tuổi, con chạy quá nhanh và vấp phải một hòn đá.

Mẹ vội đỡ con dậy, an ủi con và mắng hòn đá: “Mẹ đánh chừa hòn đá hư nhé”.

Con ôm mẹ khóc một lúc thật lâu. Mẹ đã cho con biết rằng con ngã là do hòn đá nhưng con lại không biết rằng mẹ chỉ muốn dỗ cho con không khóc.

Khi con 4 tuổi, con không muốn ăn tối vì mải xem ti vi. Mẹ đã mang bát cơm ngồi cạnh và đút cho con. Mẹ đã cho con biết cách tận hưởng cuộc sống nhưng con không biết rằng mẹ chỉ sợ con sẽ làm đổ thức ăn ra quần áo và mẹ phải đi giặt.

Khi con 6 tuổi, mẹ đưa con đến cửa hàng đồ chơi để mua quà Giáng sinh, mẹ chỉ cho phép con mua một món đồ. Nhưng có ô tô rồi con vẫn muốn một chiếc máy bay vô hình. Khi mẹ không đồng ý, con nằm ăn vả dưới đất cho đến khi được mẹ mua. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ chơi mình yêu thích, nhưng con không hiểu rằng mẹ không muốn bị mất mặt trước chỗ đông người.

Khi con 8 tuổi, con muốn thử giặt tất, mẹ sợ con giặt không sạch. Con muốn rửa bát, mẹ sợ con làm vỡ. Mẹ đã cho con biết rằng có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể tự mình đối mặt nhưng con không biết rằng mẹ chỉ không muốn dọn những hậu quả con gây ra.

thu gui me Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Khi con 10 tuổi, mẹ đã đăng kí cho con mấy lớp phụ đạo văn hóa và năng khiếu. Khi con cảm thấy mệt đến mức không chịu nổi, mẹ đã nỏi: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao nên người được”. Mẹ đã cho con thấy học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng mẹ chỉ muốn con thành đạt để ra oai với mọi người.

Khi con 13 tuổi, con đá bóng và làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, mẹ bắt con xin lỗi họ và hứa sẽ đền tiền. Mẹ đã cho con biết rằng câu "Tôi xin lỗi" sẽ ổn, nhưng con không biết rằng mẹ khó chịu với hàng xóm về số tiền bồi thường quá lớn.

Khi con 19 tuổi, mẹ nói rằng làm luật sư không những có nhiều tiền lại còn có địa vị trong xã hội và nhất định con phải học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo con đường mẹ vẽ ra là được, nhưng con không hiểu được mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện ước mơ dang dở từ ngày xưa.

Khi con 20 tuổi, con muốn đổi điện thoại mới, con nói lý do để gọi cho mẹ nhiều hơn. Không do dự, mẹ chuyển tiền vào tài khoản cho con. Nhưng ngoài nói chuyện với bạn gái hàng ngày, cả năm con không gọi điện cho mẹ 1 lần. Mẹ đã cho con thấy rằng mẹ là một ngân hàng miễn phí có thể chuyển tiền cho con bất cứ lúc nào, nhưng con đã không biết rằng mẹ đã nhiều lần chờ đợi cuộc gọi của con trong ngày sinh nhật.

Khi con 24 tuổi, mẹ bỏ ra một số tiền lớn để xin việc cho con. Mẹ đã cho con thấy rằng, ngay cả khi con không học hành tốt vẫn có một công việc ổn định nhưng con không biết mẹ đã phải chạy vạy nhiều nơi để vay tiền.

Khi con 32 tuổi, con đã mắc một khoản nợ cờ bạc lớn. Mẹ rất tức giận nhưng vẫn giúp con trả hết nợ. Mẹ cho con thấy rằng dù con làm gì mẹ cũng sẽ giúp con nhưng con không biết rằng con đã vắt kiệt số tiền mà mẹ chuẩn bị cho việc dưỡng già.

Khi con 35 tuổi, không một xu dính túi, túng quẫn đến mức cướp của, giết người. Lúc nghe bản án tử hình, mẹ gào khóc vô vọng rằng mẹ đã chịu đựng cả đời sao phải nhận lấy cái kết cục như thế này.

Con nhận ra rằng hết lần này đến lần khác, nhân danh tình yêu thương, mẹ đã tước đi cơ hội trưởng thành của con, bóp nghẹt khả năng tồn tại của con và tước đi quyền chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.

Con mong rằng ở một thế giới khác, con có thể học cách chịu trách nhiệm với bản thân và tìm được hạnh phúc cho riêng mình.

Bức thư CEO gửi mẹ

Mẹ,

Con sắp hoàn thiện một nhà máy mới. Có thể đến được bước này bắt nguồn từ điều quan trọng mà mẹ đã dạy cho con - phải có trách nhiệm với bản thân.

Khi con 3 tuổi, con chạy quá nhanh và vấp phải hòn đá. Mẹ không đỡ con dậy, để con tự đứng lên. Mẹ đã dạy con phải chịu trách nhiệm cho sự liều lĩnh của mình.

Khi con 4 tuổi, con không muốn ăn tối vì mải xem ti vi, Mẹ nói rằng nếu con không ăn, con sẽ phải chịu đói. Không ngờ, đến lúc con đói vào bếp không hề có đồ ăn. Mẹ đã dạy con phải chịu trách nhiệm với sự ương ngạnh của mình.

Khi con 6 tuổi, mẹ đưa con đến cửa hàng đồ chơi để mua quà Giáng sinh, mẹ nói rằng con chỉ có thể mua một cái. Nhưng sau khi mua ô tô, con vẫn muốn mua máy bay. Mẹ quay lưng bước ra ngoài, con phải ngoan ngoãn đứng dậy đi theo vừa lau nước mắt. Mẹ đã dạy con phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình.

Khi con 8 tuổi, con muốn thử giặt tất, mẹ dạy con cách giặt. Con muốn rửa bát, mẹ dạy con cách tránh làm vỡ. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình.

thu gui me Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Khi con 13 tuổi, con đá bóng làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, mẹ chở con đi chợ mua kính, bột trét và đinh để đền hàng xóm. Mẹ cũng trừ hơn một nửa tiền tiêu vặt của con tháng đó. Mẹ đã dạy con phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình.

Khi con 19 tuổi, khi đăng kí chọn trường đại học, mẹ giúp con phân tích một số chuyên ngành mà con quan tâm, cho con tự quyết định. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với tương lai của mình.

Khi con 20 tuổi, con muốn đổi một chiếc điện thoại mới, mẹ nói điện thoại cũ không hỏng thì không nên đổi, nếu phải đổi thì hãy tự đi làm và mua. Khi con mua một chiếc điện thoại di động mới bằng số tiền kiếm được khi làm gia sư, niềm vui về thành quả vượt xa chính chiếc điện thoại di động. Mẹ đã dạy con phải chịu trách nhiệm cho những mong muốn của mình.

Khi con 24 tuổi, con muốn tự kinh doanh. Mẹ đã khuyên con không nên nóng vội, mà hãy bắt đầu làm những việc mà con yêu thích, có kinh nghiệm rồi hãy tính.

Hai năm sau, con quyết định mở công ty, mẹ nói, nếu như con có thể chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất, thì hãy mạnh dạn và đặt tâm vào mà làm. Mẹ đã cho con vay 200 triệu đồng, yêu cầu con 4 năm sau phải trả. Con đã vỗ ngực và nói, con không những trả tiền cho mẹ, mà còn tặng mẹ một căn hộ nữa. Mẹ đã dạy con biết có trách nhiệm với sự nghiệp của chính mình.

Khi con 27 tuổi, con đưa một cô bạn gái thông minh và xinh đẹp đến gặp mẹ, lần đầu tiên mẹ ca ngợi con trước cô ấy. Mẹ còn nói tình yêu của con là do con định đoạt, chỉ cần chúng con yêu nhau thật lòng, mẹ sẽ rất hạnh phúc. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình.

Khi con 32 tuổi, con giao chìa khóa căn nhà mua cho mẹ, gương mặt mẹ rạng ngời hạnh phúc. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với những lời hứa của mình.

Con cảm ơn mẹ.

-> Tiến sĩ Toán học nổi tiếng thế giới: "Người mẹ nông dân là cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi"

T. Linh  
Khi mẹ là cô giáo
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Nhận bài học phũ phàng sau buổi họp lớp tuổi trung niên
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Doanh nhân nghĩ lớn và làm khác
Bữa tối 'bất ổn' vì… Pickleball
Đi qua lũ lụt để thấy yêu thương những điều bình dị
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Fake news, câu like giữa tâm lũ: Việc làm của những kẻ vô lương tâm
Ai là người hạnh phúc nhất?
Đâu là hạnh phúc của con trẻ?
Một lần ngồi khoang hạng nhất
Điểm 10 môn Văn: Học sinh giỏi hay 'điểm của thầy'?
Quả báo thường xuất hiện sau tuổi 50
Những đứa trẻ… smartphone
Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?
Những đứa trẻ nhất định không được sinh ra trong tháng 'cô hồn'
10 điều cấm kỵ trong đối nhân xử thế, phạm phải đen đủi đủ đường
Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống
Xem thêm