Thứ tư, 08/05/2024 20:36
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Là cán bộ nhà nước nhưng chị Phạm Thị Lệ vẫn xin nghỉ để về mở trang trại chăn nuôi gà đẻ theo hướng thương phẩm. Sau hơn 10 năm, mô hình kinh tế trang trại của gia đình chị đã cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Trong những năm qua, phong trào phát triển kinh tế trang trại tại Chương Mỹ (TP. Hà Nội) được đông đảo thanh niên trên địa bàn hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình, câu lạc bộ khởi nghiệp đã giúp nhiều người làm giàu trên quê hương.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, chị Phạm Thị Lệ (xã Trung Hòa, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) có niềm đam mê khởi nghiệp từ mô hình trang trại chăn nuôi. Năm 2010, vợ chồng chị Lệ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cơ sở, hạ tầng xây dựng trại chăn nuôi gà đẻ trứng.

"Giai đoạn đầu, do khó khăn về nguồn vốn, cơ sở chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi nên hai vợ chồng chỉ dám bắt đầu với quy mô nhỏ 1.000 con", chị Lệ nhớ lại.

Nuoi-ga02

Nói về lý do lựa chọn gà Ai Cập để chăn nuôi lấy trứng thương phẩm, chị Lệ cho biết gà Ai Cập còn gọi là gà siêu trứng, thích hợp với khí hậu, môi trường tại địa phương. Đây là giống gà đẻ dày, nếu chăm sóc tốt 1 gà mái có thể sinh sản từ 180 - 230 trứng/năm nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trứng gà có màu đẹp, tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thời gian đầu, do bận công tác hành chính nhà nước nên trang trại chăn nuôi gà của gia đình chủ yếu do chồng chị chăm sóc. Đến năm 2016, chị Lệ quyết định xin nghỉ hẳn để tập trung xây dựng kinh tế gia đình.

"Khi tôi xin nghỉ công tác, nhiều người rất ngạc nhiên vì để xin vào làm cán bộ nhà nước là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, được sự động viên của chồng và gia đình nên tôi quyết định xin nghỉ để tập trung vào làm kinh tế trang trại", chị Phạm Thị Lệ tâm sự.

Empty
Empty

Từ quy mô ban đầu, với số vốn ít ỏi đến nay trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng của gia đình chị Lệ đã lên tới 5.000 con được thiết kế theo quy trình khép kín có hệ thống chiếu sáng và hệ thống cung cấp nước uống, thức ăn hiện đại.

Theo chị Lệ, để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học nên trong quá trình nuôi, trang trại của gia đình rất hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh vì chất lượng quả trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ con giống, thức ăn, nước uống, môi trường sống của gà… cho đến khâu thu hoạch và phân phối ra thị trường.

Để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch trứng, trại được chia ra làm 4 dãy chuồng nuôi, gà có cân nặng từ 1,3 - 1,5kg/con được nhốt 4 con trong 01 lồng, và được tiêm phòng đầy đủ theo chu kỳ để bảo đảm vệ sinh, phòng dịch bệnh.

Nuoi-ga04
Trung bình mỗi ngày trang trại chăn nuôi của gia đình chị Phạm Thị Lệ cho thu hoạch từ 4.300 – 4.500 trứng.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày trang trại chăn nuôi của gia đình chị Lệ cho thu hoạch từ 4.300 – 4.500 trứng, với giá bán khoảng 2.200 – 2.800 đồng/quả sau khi trừ các chi phí, mỗi năm thu lãi 200 - 300 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà đẻ theo hướng tập trung, chị Lệ cho biết gà đẻ rất nhạy cảm với môi trường nên phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật vì ngoài việc chọn lựa kỹ càng trong khâu chọn giống, nguồn nước uống cho gà và việc chăm sóc hàng ngày rất quan trọng. Phải đảm bảo vệ sinh để phòng ngừa dịch bệnh, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Để đảm bảo chất lượng trứng cung cấp cho thị trường, trang trại của gia đình chị Lệ chỉ khai thác gà đẻ trong vòng 10 - 15 tháng. Sau thời gian này sẽ tiến hành loại bỏ và nuôi lứa gà mới để cung cấp trứng đảm bảo chất lượng. Gà hết vòng đời khai thác trứng sẽ được bán ra thị trường làm gà thịt với giá khoảng 45 - 70.000 đồng/kg. Đây cũng là nguồn thu đáng kể, tăng giá trị kinh tế cho trang trại.

Nuoi-ga07
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng của gia đình chị Lệ với 5.000 con được thiết kế theo quy trình khép kín có hệ thống chiếu sáng và hệ thống cung cấp nước uống, thức ăn hiện đại.

Về thị trường tiêu thụ trứng gà, chị Phạm Thị Lệ cho biết hầu hết trứng gà sản xuất ra được thương lái đến tận trang trại thu mua để xuất bán đi các nơi. Ngoài ra, để đảm bảo giá thành ổn định, trang trại của gia đình chị còn phát triển thị trường ở các bếp ăn công nghiệp; một số nhà máy, các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh...

Do quan tâm, chú trọng vào sản xuất theo hướng trứng gà sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn nên chất lượng trứng của trang trại gia đình chị Lệ luôn được đảm bảo, được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhiều công ty đã tìm đến để đặt hàng tiêu thụ trứng với số lượng lớn.

Nuoi-ga09

Sau khi thu hoạch, trứng gà sẽ được thương lái đến tận nơi thu mua đem đi các nơi tiêu thụ.

Chia sẻ sau hơn 10 năm khởi nghiệp từ mô hình trang trại chăn nuôi gà đẻ, chị Phạm Thị Lệ cho rằng bên cạnh nguồn vốn thì người chăn nuôi thường gặp phải rất nhiều khó khăn như giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh luôn cận kề, độ rủi do rất cao do phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài giống như câu chuyện được mùa thì rớt giá.

"Để khắc phục những khó khăn trên, cần phải tham khảo kiến thức từ sách báo, tham quan học hỏi từ các mô hình tương tự để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Ngoài ra, cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường để tìm lựa chọn hướng đi phù hợp trong chăn nuôi", chị Lệ chia sẻ.

Hải Nam  
Cô gái Lào
Nhập viện nguy kịch do dùng thuốc tự kê đơn
VF 3 – Minicar từ 235 triệu của VinFast có gì đặc biệt?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm:
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Bổ sung thực phẩm gì sau khi tập cơ bụng để nhanh có
Không một giọt rượu bia vẫn
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Xem thêm