Người giàu cũng khóc

Người giàu cũng khóc là tên một bộ phim nổi tiếng nhưng cũng là thực tế khi Nhà trị liệu tâm lý Clay Cockrell ở Kentucky, Mỹ cho rằng giàu có không có nghĩa là có tất cả.

Nhiều tỷ phú cùng gặp vấn đề về lòng tin, không tìm thấy động lực làm việc và phải vật lộn trong việc nuôi dạy con cái.

Sống trong nghi ngờ

Bạn có thể hỏi điều gì có thể là thách thức khi trở thành tỷ phú. Sẽ như thế nào nếu bạn không thể tin tưởng những người thân thiết với mình? Hoặc nhìn ai mới xuất hiện trong cuộc đời mình cũng đầy nghi hoặc? Nhiều người giàu có thường đặt câu hỏi cho nhà trị liệu: “Họ muốn gì ở tôi?” hoặc "Làm thế nào nếu họ sẽ thao túng tôi?", “Có lẽ họ chỉ làm bạn với tôi vì tiền”.

Ảnh minh họa. 

Thiếu động lực cố gắng

Những người giàu có còn phải đối mặt với cuộc đấu tranh tìm kiếm mục đích sống. Chứng trầm cảm bắt đầu xảy ra khi họ cảm thấy không có lý do gì để rời khỏi giường. Tại sao phải đi làm khi doanh nghiệp mà họ đã xây dựng hoặc kế thừa đã tự vận hành mà không cần có họ?

Nếu tất cả những nhu cầu cần thiết của họ và nhiều thứ khác đều được trải sẵn đường, họ cũng có thể phải vật lộn với việc thiếu ý nghĩa sống và tham vọng. Clay Cockrell cho biết, khách hàng của ông thường cảm thấy nhàm chán với cuộc sống, họ buộc phải nỗ lực tiến đến bậc thang cao hơn trong sự nghiệp để lấp đầy khoảng trống trong lòng.

Hầu hết những người giàu có tìm đến Clayy đều sẵn sàng nói về đời sống tình dục hoặc các vấn đề lạm dụng chất kích thích hơn là tài khoản ngân hàng của họ.

Ông cho biết: "Tiền là bí mật, rất khó nói. Nhiều người cho rằng tiền giúp chống lại vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhưng thực tế, tôi tin sự giàu có khiến bạn và những người thân thiết bị ảnh hưởng nhiều hơn".

Vật lộn trong nuôi dạy con cái

Ông Clay Cockrell nói, ông đã gặp nhiều tình huống đời thực giống như trong bộ phim “Kế vị”. Nhân vật chính của phim, Logan Roy đã có những khởi đầu khiêm tốn để tạo nên một đế chế truyền thông cực kỳ thành công. Toàn bộ cuộc đời của ông đã tập trung vào công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ông lại thất bại thảm hại trong việc nuôi dạy con.

Ảnh minh họa. 

Quá nhiều khách hàng của ông Clay muốn nuông chiều con cái của họ để “chúng không bao giờ phải chịu những gì bố mẹ đã phải chịu đựng” khi lớn lên. Nhưng kết quả là họ đã ngăn cản con cái họ trải nghiệm chính những điều đã làm nên thành công : hy sinh, làm việc chăm chỉ, vượt qua thất bại và phát triển khả năng phục hồi.

Một đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ phát triển thành một người lớn thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, lòng tự trọng thấp.

Những đứa trẻ rất giàu có thường học tại các trường nội trú ưu tú và chuyển tiếp vào các trường đại học ưu tú. Chúng lớn lên cùng những đứa trẻ cùng cảnh nhà giàu. Chúng hiếm khi được kết thân với những đứa bạn không giàu có, dễ bị cô lập. Vòng quan hệ xã hội bị thu hẹp khi có ít người chúng thực sự có thể kết nối, dẫn đến thiếu sự đồng cảm.

Khi một người sống một cuộc sống không phải gánh chịu hậu quả (ví dụ như thô lỗ với người phục vụ hoặc tàn nhẫn với anh chị em ruột) thì thực sự không có lý do gì để không làm những điều này. Sau một thời gian, hành động đó trở nên bình thường hóa và được chấp nhận. Sống một cuộc sống không có quy tắc chẳng mang lại điều gì tốt đẹp.

Những bậc cha mẹ giàu có thường không chuẩn bị cho con cái trước những thách thức trong việc quản lý tài sản. Có một sự thật trong câu ngạn ngữ cổ "tay áo đến tay áo trong ba thế hệ". Nhiều lần, đứa con của một gia đình giàu có đã nói với Clay: “Cha mẹ chưa bao giờ nói về tiền bạc với cháu. Cháu không biết có bao nhiêu hay phải làm gì với nó. Cháu không biết làm thế nào để quản lý khối tàn sản họ để lại”.

 -> 3 kiểu người dù giàu có đến đâu cũng không có hậu