Làm phóng viên điều tra phải có đủ lòng nhiệt thành và đam mê

Trong sự phát triển của báo chí, có thể nói phóng sự điều tra là một trong những thể loại tác phẩm báo chí rất được quan tâm, bởi chủ đề của nó là những vấn đề gai góc, những góc khuất ít người biết của đời sống xã hội.

Quá trình thực hiện phóng sự điều tra cũng có vô vàn khó khăn, trở ngại. Nhưng cũng chính những thách ấy lại làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của các tác phẩm báo chí điều tra. Có thể nói, phóng sự điều tra là một trong những thể tài báo chí gây được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của độc giả. Nhiều tờ báo lớn đã  có được uy tín, diện mạo riêng của mình nhờ những thiên phóng sự, những bài viết điều tra đầy uy lực.

Nghề báo là nghề nguy hiểm trong đó làm những đề tài điều tra có thể coi là nguy hiểm nhất. Ấy thế mà dường như bất cứ ai trót theo nghiệp làm báo đều mong mỏi làm điều tra bởi vời người làm báo thực hiện đề tài điều tra là cơ hội để trải nghiệm đáng giá. Chúng ta không thể phủ nhận được nhiều bài phóng sự, phóng sự điều tra đã tạo nên tên tuổi của nhà báo, sự mến mộ của người đọc đối với tác giả cũng như cơ quan báo chí. Viết phóng sự báo chí đã không dễ.

Ảnh minh họa

Viết điều tra hay, hấp dẫn, lôi cuốn sự quan tâm của độc giả lại càng khó hơn. Nó đòi hỏi nhà báo phải có tâm, có năng lực, trình độ và luôn đặt ra cho mỗi nhà báo sự rèn luyện không ngừng bản lĩnh nghề nghiệp và kỹ năng sáng tạo. Bởi vì, cái đích của điều tra chính là đi tìm sự thật. Cái khó của người viết điều tra chính là làm thế nào để tiếp cận được sự thật thông qua các nguồn thông tin chính xác, làm thế nào để nhận rõ bản chất vấn đề và cuối cùng là thể hiện bài viết sao cho có phong cách, mới mẻ, hấp dẫn.

Bên cạnh đó, ai cũng biết, nghề báo là một nghề nguy hiểm, việc viết điều tra là nguy hiểm hơn cả. Vì lúc này, sự thật còn chưa bị phơi bày và đối tượng được điều tra rất cần đến sự im lặng của nhà báo. Cái nguy hiểm đầu tiên là mình phải đối mặt với những cám dỗ vật chất. Vì thế, nhà báo phải biết vượt qua chính mình, phải rèn luyện để có đủ bản lĩnh và niềm đam mê đi tìm sự thật, đưa sự thật ra ánh sáng. Cái nguy hiểm thứ hai là có thể bị đe dọa, bị trả thù…

Ngoài vất vả thường thấy, những phóng viên, nhà báo mảng này luôn phải đối diện hiểm nguy rình rập. Trong một buổi tại buổi tập huấn giao lưu, chia sẻ nghiệp vụ, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng báo Nông thôn ngày nay, Báo Điện tử Dân Việt cũng đã chia sẻ về một số kinh nghiệm trong nghề. Trả lời câu hỏi của cán bộ, phóng viên về việc làm thế nào để có thể thực hiện các phóng sự điều tra có quy mô, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng, yếu tố quan trọng là nhà báo phải hết lòng, đủ đam mê với 1 đề tài độc đáo, mới lạ, có tính phát hiện và không ngừng được đào tạo bài bản, trau dồi và nâng cao kỹ năng tác nghiệp.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cũng chia sẻ kinh nghiệm giữ an toàn khi thực hiện các phóng sự điều tra. Ông cho rằng, cần làm việc theo nhóm, nuôi quan hệ một thời gian dài với đối tượng điều tra để nắm được những thông tin quan trọng của đối tượng đó. Đặc biệt là việc sử dụng thiết bị thông minh khi tiến hành các loạt phóng sự điều tra.

-> Người làm báo cần lắm sự cảm thông của người bạn đời