Biệt thự đậm chất Nam Bộ, nơi lý tưởng cho cặp vợ chồng nghỉ hưu

Biệt thự mang đậm chất Nam Bộ của cặp vợ chồng nghỉ hưu giữ nguyên nội thất cũ, sử dụng vật liệu địa phương, tạo không gian mở giữa khu vực sinh hoạt chung và vườn.

Công trình có diện tích 150m2 được cải tạo năm 2016 bởi AD+studio.

Nhóm kiến trúc chia sẻ, lần đầu tiên đến đây, họ cảm nhận được chiều sâu của một ngôi nhà lâu đời chứa đầy những kỷ niệm và nếp sinh hoạt của chủ nhân từ những năm đầu sau Giải phóng.

Chủ nhà một cặp vợ chồng đã nghỉ hưu muốn cải tạo ngôi nhà này thành một nơi rộng rãi hơn để tận hưởng thời gian với con cháu, nhất là trong dịp Tết.

Theo thời gian, thành phố thay thế thị trấn; những ngôi nhà mới thay thế những ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, ngôi nhà song lập được xây dựng trên nền đất yếu và sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tinh thần của nhà truyền thống Nam Bộ.

Nhà song lập gồm hai nhà đồng dạng liên kết với nhau, có hai cổng, hai cửa ra vào riêng biệt.

Giải pháp cải tạo nhóm KTS đưa ra là giữ nửa mái nhà hiện có ở khối nhà phía sau cùng máng xối để giữ sự hài hòa của toàn công trình và tinh thần của nhà cổ Nam Bộ.

Cấu trúc cũ được xử lý theo cách mới. Các cột dưới máng xối được lùi vào trong, kết cấu thép tạo không gian mở hoàn toàn, bên trong và bên ngoài ngôi nhà được ngăn cách bằng cửa trượt được kết nối thông qua không gian này.

Cây cối được xếp thành từng nhóm bao phủ không gian. Những điều này giúp chủ nhân bảo tồn thói quen sống dưới hiên nhà, xung quanh khu vườn nhưng trong một công trình hiện đại và phóng khoáng.

Vật liệu, đồ đạc và đồ nội thất lấy từ ngôi nhà cũ trang trí lại, tái sử dụng và sắp xếp khéo léo để đưa trở lại ngôi nhà mới trong sự kết hợp với một số bộ phận mới. Do đó, những ký ức về ngôi nhà này, con phố này và của những người đã sống ở đây vẫn được duy trì.

Công trình này nằm ở vùng nông thôn Việt Nam, nơi phong cách sống và thói quen của người dân do đó đã thay đổi do tác động của phong cách sống thành thị. Việc xây dựng mới hiện nay tạo ra nhiều không gian khép kín được thiết kế thông thoáng, chớp nhoáng và đầy đủ tiện nghi nhưng lại phá hủy mối quan hệ giữa con người với nhau. Theo đó, tập quán sinh hoạt của cư dân địa phương theo xu hướng khép kín.

Ở ngôi nhà này, nhóm thiết kế mong muốn lưu giữ những giá trị to lớn, lòng hiếu khách, cách sống “cởi mở” của cư dân miền sông nước: cách họ chia sẻ tình cảm với nhau và với môi trường sống; cách họ quan tâm lẫn nhau; cách họ mở cửa chào đón du khách hay cách họ mở rộng trái tim mình.

Với kinh phí eo hẹp, hầu hết các vật liệu tái chế của ngôi nhà cũ đều được tái sử dụng như gạch hoa văn được làm sạch và tận dụng để lát sàn phòng khách, mái ngói cũ của gian phụ dùng để trang trí trần nhà, khung và ván kết cấu gác lửng được tái sử dụng đối với các tầng mới, các thanh ngang cũ, các tấm lợp của mái nhà đã trở thành mái hiên.

Bước ra khỏi phòng khách là sân vườn và khu bếp. Vật liệu địa phương được sử dụng cho các phần khác của công trình để tiết kiệm chi phí vận chuyển và mang tính địa phương rõ nét. Ngói đất sét, lớp vữa kết hợp với cây xanh, gạch đất nung, củi trở thành phần chính của khung cấu trúc nhà ở.

-> Nhà 300m2 trong ngõ thiết kế 3 khối đón nắng gió tự nhiên