Bài học của triết gia từ 4 câu chuyện đời sống

Chuyện trên đời không thể muốn sao liền được vậy, hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ một chút, như vậy mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.

Đưa bò vào chuồng

Có một triết gia muốn lùa bò vào chuồng, nhưng bất kể là ông kéo mạnh về phía trước hay quất mạnh vào phía sau, con bò sống chết cũng không chịu nghe lời ông mà đi vào chuồng.

Một người nông dân đi ngang qua thấy vậy, tươi cười nhổ một nắm cỏ, đặt trước miệng con bò. Không ngờ, con bò theo người nông dân vào chuồng bò một cách ngoan ngoãn.

Ảnh minh họa. 

Nhà triết gia đã đưa triết lý sau nhiều lần suy ngẫm về vấn đề này:

Mỗi người đều có sở trường phù hợp với riêng mình, ví như một triết gia không thể bằng một người nông dân trong vấn đề đối xử với gia súc.

Muốn người khác làm việc gì đó, cưỡng ép là không được, dù bạn có cố gắng hết sức cũng không thể được. Trên thực tế, tất cả những gì chúng ta cần làm chính là cho người đó một chút ngọt ngào và hy vọng trong cuộc sống này.

Chuyện trên đời không thể muốn sao liền được vậy, hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ một chút, như vậy mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.

Đại bàng đá biết bay

Một nhà điêu khắc đã tạo ra một con đại bàng đá sống động như thật đến nỗi nó dường như đang bay cao trên bầu trời. Nhà triết gia nhìn thấy nóhỏi: "Làm thế nào mà anh làm cho viên đá bay được?"

Nhà điêu khắc trả lời: “Thực ra, tôi chỉ là loại bỏ đi những phần thừa thãi trên tảng đá mà thôi”.

Một hòn đá, chỉ cần loại bỏ đi những phần dư thừa, thì đã tạo ra được một con đại bàng sống động như đang bay. Điều này nhắc nhở triết gia một đạo lý rằng:

Dù con người có ngu ngốc như cục đá thì cũng có thể bay lên, miễn là bỏ được những thứ dư thừa.

Ảnh minh họa. 

Cám dỗ của cuộc sống cũng giống như những góc khuất của một viên đá, nếu cái này muốn, cái kia cũng muốn, cái này không muốn từ bỏ, cái kia cũng không muốn từ bỏ, thì cuối cùng không từ bỏ được gì hết. Cuộc sống sẽ trở thành một tảng đá nặng, và chúng ta sẽ không bao giờ trở thành đại bàng giương cánh bay cao được.

Do đó, đời người nếu muốn bay cao lên được, thì chỉ cần buông bỏ đi những phần thừa thãi của bản thân mình là được.

Chuyện về người chăn cừu

Người chăn cừu đang đi về phía trước, con cừu lẽo đẽo theo sau. Dù không bị trói bằng dây nhưng con cừu theo người chăn cừu như hình với bóng.

Nhà triết gia nhìn thấy rất ngạc nhiên và hỏi người chăn cừu: “Anh không dùng dây để dắt cừu, tại sao nó có thể theo sát anh không rời vậy?”

Người chăn cừu trả lời: “Thứ buộc bầy cừu không phải sợi dây, mà là sự quan tâm, yêu thương của bạn dành cho bầy cừu”.

Câu trả lời của người chăn cừu khiến triết gia phải suy nghĩ: Thứ duy trì tình cảm giữa con người với nhau không phải là sự hạn chế của những “sợi dây” hữu hình, mà là sự quan tâm, chăm sóc của tình yêu thương.

Ảnh minh họa. 

Quả bầu của bác nông dân

Ngày xưa, có một người nông dân trồng một quả bầu lớn nhưng lại không biết làm gì với nó. Nếu dùng để đựng rượu thì có thể phồng lên và nứt ra, nếu cưa đôi và dùng làm gáo múc nước, thì không có cái lu nào to như vậy để múc

Nhà triết học sau khi chứng kiến điều đó, ông đã nói như thế này. Người ta chỉ biết quả bầu dùng để đựng nước, nhưng không biết ngoài việc đựng nước ra, quả bầu còn dùng để làm thuyền trên mặt nước, đây không phải là rất tốt hay sao?

Nhiều người thường hay “giam cầm” tư duy của mình vào quả bầu, như thế sẽ khiến bản thân vĩnh viễn không thể tìm được đường ra. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ cần phá bỏ những thói quen, suy nghĩ cũ, thì chúng ta sẽ có thể tinh tế vượt qua nút thắt của tư duy, và khám phá một thế giới mới rộng lớn hơn.