Thứ bảy, 22/03/2025 21:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/02/2020 14:45

Nam thanh niên Hà Nội có cẳng tay mới từ người lạ còn sống hiến tặng

Đây là ca ghép chi thể đầu tiên ở Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống. Việc phẫu thuật được thực hiện ở Bệnh viện 108.

Ngày 24/2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) công bố đã thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.

Phép nhiệm màu từ người lạ

4 năm trước, anh Phạm Văn Vương (31 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) bị tai nạn lao động, toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn. Anh được đưa đến Bệnh viện 108 cấp cứu.

Do vết thương quá nặng, hoàn toàn không thể bảo tồn, các bác sĩ buộc cắt cụt 1/3 cẳng tay trái cho anh. Vết thương mỏm cụt liền sẹo, anh Vương được xuất viện sau hai tuần.

Nhưng với nam thanh niên khi đó mới 27 tuổi, nỗi đau mất bàn tay khiến anh luôn mặc cảm, cuộc sống sinh hoạt cũng gặp khó khăn.

Ngày 3/1/2020, Bệnh viện 108 lại tiếp nhận 1 ca bệnh nặng và phức tạp. Một bệnh nhân bị tai nạn trực tiếp lên tay trái từ vùng 1/3 dưới cẳng tay cho đến sát nách. 3 lần mổ liên tiếp trong 3 tuần, những nỗ lực không biết mệt mỏi của bác sĩ không cứu nổi tình trạng hoại tử vùng khuỷu tay và cơ, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

nam thanh nien ha noi co cang tay moi do nguoi la hien tang 1 Giadinhvietnam

Sau hơn 1 tháng được ghép bàn tay từ người lạ, anh Vương có thể cầm nắm một số đồ vật

Cuối cùng, các bác sĩ thống nhất cắt cụt chi thể ngang mức 1/3 trên cánh tay. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận thấy phần chi thể bị cắt cụt (đoạn 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay) còn tương đối bình thường, có thể sử dụng tiếp để ghép cho những bệnh nhân bị cụt ở vị trí tương ứng như bệnh nhân Vương.

Bệnh nhân và gia đình đã đồng ý và tự nguyện hiến 1/3 cánh tay đó cho anh Vương.

Sau 1 tháng đã cầm nắm được

Ca ghép chi thể lấy từ người cho sống được thực hiện vào ngày 21/1. Vì phần chi thể từ cánh tay đến cẳng tay của chi thể chuẩn bị cắt cụt đang bị hoại tử và bội nhiễm thứ phát nên bàn tay được ghép nối sẽ đối diện với nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

nam thanh nien ha noi co cang tay moi do nguoi la hien tang 2 Giadinhvietnam

Bàn tay "mới" của anh Vương được hiến từ một người xa lạ còn sống

Sau khi cân nhắc các nguy cơ có thể xảy ra, Ban giám đốc bệnh viện 108 cùng kíp phẫu thuật trong phiên hội chẩn đặc biệt trước mổ đã quyết định thực hiện ca mổ "ghép bàn tay mới" cho bệnh nhân Vương.

Kíp mổ do GS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện 108 cùng các bác sĩ của Khoa chấn thương chi trên và vi phẫu của bệnh viện thực hiện.

Theo GS Hoàng, sau 8 giờ, ca mổ "ghép cẳng tay và bàn tay mới" từ người hiến sống cho bệnh nhân Vương đã thành công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ như bên tay lành.

Ngay sau mổ, bệnh nhân đã có thể tự vận động nhúc nhích được các ngón tay của bàn tay ghép.

Đến thời điểm này, hơn 1 tháng sau ca ghép chi thể, bệnh nhân đã có thể sử dụng bàn tay ghép để cầm nắm một số đồ vật thô.

nam thanh nien ha noi co cang tay moi do nguoi la hien tang 3 Giadinhvietnam

Anh Vương vui mừng vì "bàn tay mới" hoà hợp. Mỗi ngày, anh đều chăm chỉ tập luyện để quá trình hồi phục nhanh hơn. Anh gửi lời tri ân đến các thầy thuốc, đến người đã đồng ý để bàn tay tiếp tục "sống" trên cơ thể anh...

3 năm chuẩn bị cho 8 giờ ghép chi thể đặc biệt

GS Hoàng cho biết ghép chi thể là can thiệp rất lớn, phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài, công phu kỹ lưỡng, Bệnh viện đã có 3 năm chuẩn bị các cơ sở pháp lý, khoa học và những thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề y đức, khoa học, điều trị sau ghép...

Vị giáo sư này cũng cho biết, trồng lại chi thể đứt rời tự thân là kỹ thuật khó khăn và phức tạp, với phẫu thuật ghép chi thể đồng loại còn khó khăn hơn.

Việc ghép này đòi hỏi người cho - nhận phải tương thích từ nhóm máu đến hệ thống miễn dịch. Với trường hợp bệnh nhân Vương sau phẫu thuật vẫn phải sử dụng thuốc chống thải ghép phù hợp, chặt chẽ.

Được biết, trên thế giới hiện chỉ ghi nhận 89 ca ghép chi thể nhưng đều từ người cho chết não. GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện 108, cho biết ca ghép chi thể từ người cho sống này mở ra triển vọng rất lớn cho y học Việt Nam, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể.

-->> Ghép tế bào gốc cứu sống bé gái 4 tuổi

Theo Giadinh.net.vn  
Đoàn Thanh niên VTV hợp tác đào tạo và định hướng cho các thế hệ tài năng trẻ
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 22/3/2025
Phù phép hồ sơ để vào 'lò' đào tạo CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An
Các xã tại Nghệ An được sắp xếp ra sao?
Hà Nội: Học sinh THPT và nhóm người lạ 'hỗn chiến' bằng vật nguy hiểm
Người học không còn “dễ dãi”, làm gì để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh hiện đại?
Bỏng nặng nhập viện do nước thông cống siêu tốc
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 21/3/2025
Đại hội lần thứ VI Hội KHHGĐ TP Hải Phòng: Ông Phạm Quang Ngọc tái đắc cử chủ tịch
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 20/3/2025
UTH hợp tác với Viện Hàng không Canada, xây Trung tâm Đào tạo Hàng không quy mô 55 ha tại Đồng Nai
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Cụ ông 73 tuổi bỏng nặng do nổ bình ga mini khi nấu ăn
Thời tiết Bắc Bộ 10 ngày tới như thế nào sau đợt rét đậm?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 19/3/2025
Tập đoàn Xuân Thiện trồng 1 triệu ha rừng tại Angola, phục vụ tổ hợp thép xanh 100.000 tỷ đồng
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Không khí lạnh ở Hà Nội bao giờ chấm dứt?
Xem thêm