Thứ sáu, 10/05/2024 06:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/02/2024 09:30

Mùi Tết cũ

Ngoảnh đi ngoảnh lại một mùa xuân nữa lại về. Bọn trẻ con chúng tôi lại thêm một tuổi. Những năm tôi còn bé như chúng nó bây giờ, cứ những ngày tháng chạp, tôi lại hỏi mẹ “Bao giờ thì đến Tết? Tết này con được đi những đâu? Nhà mình có những gì? Mẹ nhớ đợi con đi học về rồi hãy đi chợ nhé!”. Hồi đó, tôi háo hức lắm.

Háo hức và chờ đợi “mùi Tết”. Mùi của những ngày trời bàng bạc, âm u, rét thậm chí như cắt da cắt thịt. Nhưng vẫn thích được bà gọi: Quang Minh ơi dậy đi chợ với bà nào! Thích cảm giác nấn ná trong chiếc chăn bông con công ấm ơi là ấm nhưng rồi cuối cùng vẫn dũng cảm tung chăn nhỏm dậy, lũn cũn chạy theo bà.

Tôi nhớ cái rộn ràng, tấp nập của đường quê trong những ngày giáp Tết. Bà tôi cùng mấy bà trong xóm cắp chiếc thúng bên sườn, vừa đi vừa bỏm bẻm nhai trầu và nói với nhau về việc sắm tết. Đến cổng chợ, thế nào bà cũng dặn tôi: bám vào áo bà nhé không lạc đấy. Tôi sẽ bấu lấy gấu chiếc áo bông đen của bà nội nhưng mắt hấp háy nhìn những hàng tò he với những con gà, con lợn hay bông hoa hồng xanh xanh đỏ đỏ ở cổng chợ. Những con tò he đó chơi xong còn ăn được nữa.

Empty

Ảnh minh họa

Nhớ làm sao đêm giao thừa, tôi cứ ôm khư khư con lợn nhựa. Hồi ấy, tôi chẳng biết đồng xanh, đồng đỏ đồng nào có giá trị hơn. Chỉ biết, khi bố mẹ mừng tuổi những tờ tiền mới cứng cựa, tôi đã vô cùng tiếc rẻ, ngập ngừng mãi mới gấp nó lại và thả vào qua cái lỗ khoảng ba cm rồi cứ ghé mắt qua cái lỗ nhỏ ấy nhìn mãi.

Những năm ấy hình như là mới có tiền xu. Tôi còn nhớ, bố mừng tuổi cho anh em tôi mấy đồng tiền vàng, mỗi khi nhét vào, tôi cứ đưa con lợn lên gần tai, lắc lấy lắc để nghe lộc cộc rất vui tai. Nhưng, nhà quê mà, sau Tết chẳng mấy ai dành dụm được số tiền mừng tuổi ít ỏi ấy. Mùng bốn lại mổ lợn, tôi cứ ngần ngừ mãi không đưa tiền cho mẹ. Không phải tôi tiếc tiền mà rất sợ cái cảm giác tết bay đi mất.

Cũng hồi bé, cái cảm giác chờ đợi sáng mồng Một được mặc những bộ quần áo mới rồi theo bố mẹ đi bộ trên con đường làng tới chúc Tết những người thân mới ấm cúng làm sao. Tôi được bố cho đi trước nhất, để xông nhà. Tôi thích cảm giác bước lên bậc cửa, mở chiếc mành nhà cô dì, chú bác rồi vòng tay: Năm mới cháu chúc cô chú mạnh khỏe.... Bao lần tôi hỏi bố: sao mới hôm qua gặp nhau ngoài đường còn nói cười ha hả mà hôm nay lại trịnh trọng như thế? Bố cười bảo tôi đó là phong tục, một nét văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Những ngày mồng hai, mồng ba, nếu không quá rét, bố sẽ dắt tôi ra đầu làng, nơi có sân kho Hợp tác xã xem bọn trẻ con đu quay. Cũng có khi xem người ta đánh đáo. Cả năm mới có một lần nên người lớn và trẻ con đều ham, góc sân nào người ta cũng xúm đen xúm đỏ. Ngày ấy, tết có vẻ thư nhàn và bình yên.

Empty

Ảnh minh họa

Bây giờ, cuộc sống cũng khác với ngày bé của tôi nhiều. Bọn trẻ bây giờ chắc chắn sẽ không có được những niềm vui như tôi vào những ngày tết hồi đó. Dù rõ ràng chúng được bố mẹ may cho những bộ quần áo đắt tiền và nhiều thứ quý giá khác, tiền mùng tuổi cũng nhiều.

Những buổi tối mồng một, mồng hai khi cả nhà cùng chui vào chiếc chăn bông ấm áp, tôi thường các con vào lòng và rất muốn kể cho chúng nghe về tết của tuổi thơ mình. Tôi muốn nói với các con về bếp lửa đêm ba mươi của tết tuổi thơ tôi, nhưng chúng không hiểu. Sau vài cái ngáp ngủ, nó rúc sâu vào chăn và thở đều đều.

Chỉ còn hơn chục ngày nữa là bước sang năm mới. Tôi chuẩn bị gạo thịt để gói bánh chưng. Bao năm qua, dù cuộc sống có đổi thay thế nào, vào đêm giao thừa, bếp nhà tôi vẫn luôn đỏ lửa quanh nồi bánh và hồi tưởng tết xưa.

-> Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?

Minh Thanh  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm