Thứ năm, 19/09/2024 22:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/08/2024 10:21

Một ngày theo chân thương lái vào vựa na 900ha ở Quảng Ninh

Vùng trồng na Đông Triều (Quảng Ninh) đang vào thời điểm chín rộ nhất trong năm, ở các vườn na trên địa bàn thị xã tấp nập những chuyến xe của thương lái ở tỉnh thành lân cận về thu mua.

Cây na được coi là cây chủ lực của TX Đông Triều với 14/21 xã, phường của thị xã trồng với tổng diện tích trên 900 ha, trong đó An Sinh, Việt Dân là 2 xã trồng na tập trung với quy mô lớn. Những ngày này tại các nhà vườn trồng na, đâu đâu cũng rộn ràng cảnh thương lái ở các tỉnh thành lân cận Quảng Ninh đổ về thu mua, đóng gói, vận chuyển đi tiêu thụ.

Na Đông Triều bước vào chính vụ, thương lái mọi nơi đổ về các vườn để thu mua

Anh Dương Văn Thắng, thương lái từ huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng với trên 10 năm thu mua na tại xã An Sinh, TX Đông Triều chia sẻ: “Hiện đang là thời điểm chính vụ na ở Đông Triều. Cụ thể từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 âm lịch, các thương lái ở các tỉnh thành đổ về vườn na để thu mua. Tuy nhiên, sản lượng na năm nay giảm nhiều so với những năm trước.

Mọi năm cứ tầm này thu hoạch rộ rồi nhưng hiện tại tôi mới mua hơn 10 ngày đã vãn bởi năm nay gần như mất mùa. Trung bình mọi năm tới thời điểm hiện tại, riêng tôi cũng thu mua được 40 – 50 tấn na nhưng năm nay mới thu mua được khoảng 30 tấn đã thấy các chủ vườn báo hết”.

Cũng theo anh Thắng, đầu mùa na có giá thành cao, giao động từ 40-50 nghìn đồng/kg đối với loại đạt quả to, còn vào chính vụ giá giảm mạnh chỉ còn 20-25 đồng nghìn/kg. Giá na ở khung cao như đầu vụ không duy trì được lâu, chênh lệch giá giữa đầu vụ và giữa vụ có sự sụt giảm nhanh.

Na thu mua tại vườn được các thương lái phân loại sau đó đưa đi các tỉnh thành như Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội để tiêu thụ

Gia đình bà Nguyễn Thị Sánh, ở thôn Tam Hồng, xã An Sinh với tổng diện tích 1 mẫu vườn trồng na cho biết: “Vùng này chủ yếu trồng cây na dai, mọi năm na được mùa quả nhưng năm nay cả vùng gần như mất mùa, kèm theo giá thành không ổn định. Trung bình 1 mẫu na của gia đình mọi năm thu hoạch 4 – 5 tạ quả/ngày, tổng vườn sau thu hoạch 1 vụ cũng phải lên tới hàng tấn quả nhưng năm nay gần như sản lượng giảm 1 nửa. Hơn thế, giá thu mua giảm sâu theo thời điểm, hiện tại đang chính vụ giá giảm chỉ còn 15-18 nghìn/kg”.

Giá thành na thu mua tại vườn gần như giảm mạnh khi đang vào thời điểm chính vụ

So với những năm trước, giá na Đông Triều năm nay giảm, nguyên nhân được cho là thời điểm chín trùng với vụ thu hoạch của nhiều loại hoa quả khác. Các chủ vườn na có kinh nghiệm nhận định, trong khoảng nhiều tuần tới giá na có thể còn giảm hơn. Tuy thế, cây na đã trở thành cây chủ lực, giúp nhiều hộ gia đình ở các xã An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương, Bình Khê… thoát nghèo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Chính, thôn Cửa Phúc, xã Việt Dân với thâm niên trồng cây na 20 năm chia sẻ: “Cây na đã giúp rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo, ngay bản thân gia đình tôi thu nhập chính đều trông đợi vào chính cây na. Cứ độ chính vụ na là thương lái các tỉnh như Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội… về đến tận các vườn na để thu mua.

Năm nào cũng thế, đầu mùa nhà nào thu hoạch sớm thì giá thành còn cao, nếu nhà nào thu hoạch muộn thì gần như giá na giảm mạnh, cùng với đó năm nay giá thành phân bón tăng giá, na mất mùa kèm theo giá thấp gần như người trồng na không có lãi”.

Với địa hình là đất vườn đồi, thổ nhưỡng thích hợp cho cây na sinh trưởng tốt ở xã An Sinh, Việt Dân và Bình Khê...

Ông Nguyễn Văn Huy, Chủ tịch UBND xã An Sinh cho biết: “Xã An Sinh có khoảng gần 450ha trồng na, trong đó 170 ha trồng theo quy trình VietGap. Toàn xã có tới 50% các hộ gia đình trồng cây na, với lợi thế thuận lợi là thổ nhưỡng là đất vườn đồi nên ở đây giống na dai phát triển tốt, còn các loại na Thái, na Đài Loan không thích hợp. Na ở đây được chia làm hai vụ, vụ chính và vụ chiêm, năm nay vụ chính gần như sản lượng giảm so với mọi năm, giá bán phụ thuộc vào cả nhu cầu thị trường”.

Cũng theo ông Huy, để nâng cao hiệu quả của quả na người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa để rải vụ thu hoạch, tạo quả trái vụ. Tuy nhiên, để trái na đến với nhiều khách hàng và không rơi vào cảnh bị thương lái ép giá, nâng cao chất lượng của quả sau thu hoạch đang là vấn đề được nhiều xã có diện tích trồng na trên địa bàn thị xã quan tâm.

V. Hùng  
Điểm sáng trong giáo dục tại Kim Thành - Hải Dương
Ngư dân Quảng Ninh ngâm mình giữa biển, vớt vát chút tài sản còn lại sau bão số 3
Bảo quản rau mùi đơn giản nhờ 3 mẹo vặt làm tại nhà
Chuyên gia bàn giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Chung cư Hà Nội vui Trung thu, tổ chức quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ
Phát hiện côn trùng dài 3 cm sống lâu ngày trong tai
Bị điện giật cháy sém vùng mặt khi đi câu cá
Hội KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp khám sức khỏe miễn phí cho người lao động
FPT Long Châu điều động nhanh 10 tấn thuốc, cùng các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
VNVC triển khai hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tiêm phòng sởi tại TP.HCM
Nhà tiên tri dự đoán đúng về năm 2024, từng nhắc đến cơn bão Yagi
Bị bắt vì gọi điện cho vợ 100 lần mỗi ngày nhưng không nói gì
Tan hoang vườn đào Nhật Tân sau trận lũ lịch sử
EVNHANOI đồng hành cùng người dân vùng lũ
Hoại tử vùng sinh dục do tự dùng lá thuốc đắp tại nhà
Hơn 14.000 ha cây lâm nghiệp của huyện miền núi Quảng Ninh bị mất trắng do bão
Thêm nhiều người trúng 9 triệu đồng tiền mặt nhờ uống Trà Dr Thanh
Chuyên gia hàng đầu hội chẩn tìm cách cứu bé gái Làng Nủ
Nạn nhân sạt lở đất đá ở Yên Bái nhập viện nguy kịch, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Xem thêm