Thứ hai, 29/04/2024 06:40
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/10/2021 19:00

Mệt mỏi khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhất trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?

Mất ngủ khi mang thai

Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở.

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều khiến mẹ bầu dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, căng thẳng và tiểu đường thai kỳ.

met moi 1

Ảnh minh họa

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt

Mệt mỏi và kiệt sức khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở thai kỳ. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo.

Mẹ nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra ngay tại lần khám thai đầu tiên và tiến hành lại một lần nữa cuối ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.

Tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.

met moi 3

Ảnh minh họa

Nếu mẹ bầu bị bệnh tiểu đường, khi mang thai sẽ càng dễ mệt mỏi, sụt cân, thiếu sức sống, khó chịu và xây xẩm mặt mày. Mẹ còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và cân nặng bị giảm. Do đó, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì cần được theo dõi kỹ càng trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Quá trình trao đổi chất không hiệu quả

Trường hợp mẹ bầu không nạp đủ số calo cần thiết, ít vận động, bị căng thẳng, thiếu ngủ hay không uống đủ nước… sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể không hiệu quả. Khi sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn so với bình thường.

Những triệu chứng mệt mỏi khi mang thai thường gặp

Mệt mỏi

Thay đổi nội tiết tố cộng thêm thai nhi lớn dần khiến mẹ dễ mệt mỏi. Cảm giác nặng nề và trì trệ khiến mẹ dễ có những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp khắc phục trạng thái của mình.

Buồn nôn hoặc nôn ói

Buồn nôn hoặc nôn là biểu hiện mang thai thường gặp. Phần lớn thai phụ sẽ nôn nghén nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một số ít nôn nghén trong giai đoạn thứ hai. Và hi hữu có những trường hợp nôn nghén trong nhiều tháng thai kỳ.

met moi 6

Ảnh minh họa

Việc ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu mệt mà còn dẫn đến chán ăn và khó ngủ. Hãy cố gắng cân bằng dinh dưỡng, tích cực dung nạp dinh dưỡng và đến gặp bác sĩ nếu nôn nghén quá nhiều nhé.

Đau đầu, chóng mặt, choáng váng khi mang thai

Các triệu chứng này thường đến do tim của thai phụ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho bào thai. Nhưng đôi lúc đau đầu, chóng mặt và choáng váng cũng là biểu hiện của suy kiệt hay thiếu chất.

Khó ngủ

Mất ngủ lúc mang thai là vấn đề khó khăn nhất đối với chị em. Trong tình trạng cơ thể gặp đủ thứ vấn đề mà lại không thể ngủ được khiến các thai phụ dễ suy nhược. Khó ngủ, mất ngủ dễ khiến cho các mẹ bầu trở nên cáu gắt, luôn mỏi mệt. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu tình trạng này kéo dài.

Táo bón trong thai kỳ

met moi 5

Ảnh minh họa

Các vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ chưa bao giờ dễ chịu đối với mẹ bầu. Ợ hơi, đầy bụng, táo bón là những vấn đề mà các mẹ thường gặp phải. Dù ăn nhiều chất xơ thì chị em vẫn có khả năng bị táo bón do cơ thể rối loạn chuyển hóa và thay đổi nội tiết tố. Chính vì vậy, mẹ hãy luôn theo dõi tình trạng tiêu hóa của mình, điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt khi thấy các triệu chứng xuất hiện.

Sưng phù tay chân

Sưng các khớp, phù tay phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện phù sớm từ tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 mang thai. Những mẹ bầu quá cân, tiểu đường hoặc ít vận động dễ có nguy cơ phù hơn. Khi bị phù tay chân dẫn đến khó di chuyển, đau đớn và mệt mỏi cho mẹ bầu. Nếu tình trạng phù nặng còn có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai.

Đau lưng

Bào thai lớn lên mỗi ngày gây chèn ép lên hố chậu và khung xương. Thêm vào đó, việc giãn mạch máu và tăng kích cỡ tử cung cũng gây áp lực cho cột sống và hệ thần kinh. Đa phần mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn khi thai lớn tháng và khi tình trạng đau lưng gia tăng.

Biện pháp giúp cải thiện cảm giác mệt mỏi

- Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi nếu thấy cần thiết. Đi ngủ sớm hơn và ngủ trưa ngay khi có thể. Việc chợp mắt từ 15 – 20 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

- Giảm bớt các mối quan tâm: Nếu cảm thấy không khỏe, mẹ hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc thỉnh thoảng xin làm việc tại nhà. Giảm bớt các mối quan hệ xã hội không cần thiết và cắt giảm công việc nhà.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo và thịt nạc có thể giúp mẹ khỏe mạnh hơn. Ngược lại các loại thực phẩm làm sẵn như đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị thiếu cân hay thừa cân khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ ngay để được tư vấn về lượng calo phù hợp với mình.

met moi

Ảnh minh họa

- Tập thể dục đều đặn: Dành ít nhất 20-30 phút luyện tập ở cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, kéo dãn cơ thể và hít thở sâu sẽ làm mẹ cảm thấy tốt hơn và quá trình trao đổi chất cũng hiệu quả hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ làm mẹ khỏe mạnh hơn, bớt mệt mỏi và đặc biệt có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi.

- Uống nước đầy đủ: Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Nếu việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ, hãy uống ít nước hơn trước giờ đi ngủ khoảng vài tiếng và nhớ bù lại vào ban ngày.

-> Mang thai tháng thứ 9 có được quan hệ tình dục không?

Xem thêm: Lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm