“Mẹ ơi, con mệt quá, con không làm bài được không", câu nói cuối cùng để lại ân hận suốt đời cho người mẹ
Cậu bé 10 tuổi, sống tại Trung Quốc cảm thấy quá mệt mỏi khi phải làm bài tập đến nửa đêm. Cậu thèm có giấc ngủ ngắn nhưng khi gục xuống bàn thì không bao giờ thức dậy nữa.
Nhắc tới áp lực, căng thẳng, nhiều người nghĩ chỉ có người trưởng thành mới gặp phải. Thực tế không phải vậy, ngày nay nhiều trẻ em cũng phải chịu rất nhiều áp lực.
Trong mắt những bậc cha mẹ khác, Xiaohao là hình mẫu “con nhà người ta”. Nhưng khi sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho cậu ngày càng cao, Xiaohao dần cảm thấy mình ngày càng mệt mỏi, khó thích nghi với cuộc sống hiện tại. Mặc dù điểm số của cậu luôn dẫn đầu lớp nhưng cha mẹ cậu vẫn cảm thấy chưa đủ, bắt buộc cậu bé phải chăm chỉ nhiều hơn.
Ảnh minh họa.
Gần đây, Xiaohao lại được mẹ dẫn tới một trường luyện thi. Sau khi ăn tối vội vàng với vài miếng bánh mì trên xe mẹ, cậu bé được mẹ chở tới trường và học tiếp đến 10 giờ. Giờ học kết thúc, tưởng rằng sẽ được nghỉ ngơi, đi ngủ lấy sức để mai học tiếp, nhưng không, cậu bé tiếp tục bị mẹ bắt hoàn thành hết tất cả bài tập.
Bài học ngày hôm đó có vẻ khó hơn mọi hôm rất nhiều, nửa đêm rồi Xiaohao vẫn chưa hoàn thành. Cậu bé bỗng cảm thấy đầu óc choáng váng, nhưng nếu không làm xong sẽ bị mẹ mắng nên cậu vẫn gắng tiếp tục.
Đến lúc quá mệt mỏi, cậu bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, con mệt quá, con không thể làm được nữa. Mẹ cho con ngủ 10 phút thôi được không?”.
Mặc dù người mẹ muốn con mình tiếp tục làm bài, nhưng thấy khuôn mặt mệt mỏi của con trai nên đồng ý cho cậu bé nghỉ ngơi trên bàn 10 phút. Tuy nhiên, 10 phút không thấy Xiaohao thức dậy, người mẹ đến lay cậu thì thấy cậu đã bất tỉnh. Người mẹ vội vàng gọi xe cấp cứu nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ nhận thấy cậu bé đã không còn tín hiệu của sự sống. Người mẹ lúc này rất ân hận và bất lực, bà liên tục tự trách mình đã bắt con học hành đến mức kiệt sức.
Cha mẹ luôn cảm thấy rằng con cái của họ chỉ cần học cho tốt là được, và sẽ không có áp lực nào cả. Thế nhưng, việc kỳ vọng quá lớn vào con cái của cha mẹ khiến cho trẻ cảm thấy đuối sức, nhưng phần vì sợ hãi nên nhiều trẻ cố gắng chịu đựng cho tới khi không thể gồng gắng được nữa.
Ảnh minh họa.
Vậy, cha mẹ và con cái nên làm gì để không mệt mỏi vì những áp lực học hành?
Ngủ đủ giấc, không thức khuya
Độ tuổi đến trường cũng là thời kỳ trẻ tăng trưởng và phát triển về thể chất. Cha mẹ muốn đảm bảo sức khỏe cho con thì phải cho con ngủ đủ giấc, không thức khuya. Thời gian ngủ của trẻ phù hợp nhất là 7 - 9 tiếng, nếu ngủ ít hơn 7 tiếng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần uể oải, mất tập trung.
Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, vận động nhiều hơn
Sau khi trẻ học được một thời gian nhất định, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi một lúc rồi mới học tiếp.
Tốt hơn hết bạn nên dành vài phút để nghỉ ngơi, thư giãn trước khi tiếp tục học để duy trì hiệu quả học tập tốt. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học tập hiệu quả hơn sau khi tập thể dục, vì vậy hãy để chúng vận động nhiều hơn.
Cha mẹ không đòi hỏi, kỳ vọng vào con quá nhiều
Việc cha mẹ “mong con thành rồng thành phượng” là chuyện hết sức bình thường, nhưng cha mẹ cũng nên biết giới hạn và mức độ nhất định. Khi cha mẹ hiểu được khả năng của con mình, họ sẽ đánh giá cao sự cố gắng, dành nhiều sự động viên tích cực, điều này tốt hơn rất nhiều so với việc thúc ép trẻ học theo ý muốn.
Cha mẹ cần biết cách tạo động lực để giúp con trên con đường phía trước, thay vì trở thành gánh nặng cho con cái. Học cách hiểu con cũng là một kiểu yêu con.
-> 4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy con hạnh phúc, thành đạt