Thứ bảy, 15/03/2025 00:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 04/03/2023 07:00

Mẹ chồng cấm con dâu dùng giảm đau khi đẻ vì sợ... ảnh hưởng đến cháu

Phụ nữ đau đẻ được ví như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc, do đó nhiều người đã chọn các biện pháp giảm đau để cuộc vượt cạn được nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ. Vậy thực hư thế nào?

Sinh con là phút giây thiêng liêng mà biết bao người phụ nữ mong được trải nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế, ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương gặp không ít tình huống “dở khóc, dở cười” của sản phụ đi đẻ.

Bác sĩ Thành kể lại về trường hợp mẹ chồng đưa con dâu đi đẻ. Đáng nói, cho dù cô con dâu đau đẻ dữ dội, gào khóc nhưng mẹ chồng nhất quyết không cho con dâu dùng biện pháp giảm đau, bắt sinh tự nhiên vì sợ ảnh hưởng đến đứa cháu.

“Thậm chí, bà còn mắng con dâu rằng phải biết chịu đau một chút, hy sinh một chút để không ảnh hưởng đến cháu của bà. Bà cho rằng ngày xưa bà cũng đau đẻ suốt có bị làm sao đâu mà bây giờ cứ phải đòi làm giảm đau trong đẻ”, vị bác sĩ nhớ lại.

Empty

Quá trình sinh đẻ luôn được ví như một trong những cảm giác đau đớn nhất mà con người từng đương đầu (Ảnh minh họa)

Sau đó, bác sĩ Thành đã phải động viên sản phụ và mời cả mẹ chồng vào phòng để giải thích.

“Việc giảm đau khi sinh sẽ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, đỡ đau và mau hồi phục. Khi ấy, hệ thống cơ sàn chậu mềm, thư giãn hơn, từ đó cuộc đỡ đẻ thuận lợi, cháu bé cũng đỡ bị co bóp, chèn ép, dẫn đến thai nhi khi đẻ ra khỏe mạnh, ít bị suy thai.

Gia đình yên tâm rằng, dùng thuốc giảm đau khi đẻ không gây hại cho cả mẹ lẫn con. Đây không phải là câu chuyện mẹ phải cố gắng hy sinh vì con để không chịu làm giảm đau trong đẻ.

Thực tế, ở tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 10 sản phụ thì các bác sĩ cũng động viên 8 - 9 trường hợp dùng giảm đau trong đẻ để cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi, mẹ tròn con vuông”, bác sĩ Thành kể lại.

Sau một hồi được bác sĩ Thành phân tích và động viên, cuối cùng bà mẹ chồng cũng đồng ý cho con dâu dùng giảm đau và cuộc “vượt cạn” của sản phụ đã thành công dưới sự vỡ òa hạnh phúc của gia đình.

20220615_chuyen-da-la-hien-tuong-sinh-ly-binh-thuong-o-phu-nu-mang-thai (1)

Dùng giảm đau khi đẻ giúp cuộc vượt cạn được nhẹ nhàng, suôn sẻ hơn (Ản minh họa)

Theo bác sĩ Thành, xưa kia, phụ nữ sinh con mà không cần thuốc giảm đau hay thuốc làm tăng tốc độ chuyển dạ. Nhưng ngày nay, nhiều loại thuốc và công cụ được sử dụng để theo dõi những gì đang xảy ra với cả mẹ và con. Điều này cho phép bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc một cách an toàn.

“Những cơn đau xảy ra trong lúc chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu đau đớn, vật vã, thậm chí là gào thét, khóc lóc… nên rất dễ dẫn đến kiệt sức. Mức độ đau sẽ tăng dần từ lúc mẹ bầu bắt đầu có những cơn đau báo hiệu chuyển dạ cho đến lúc sinh.

Việc áp dụng biện pháp giảm đau khi sinh không chỉ làm cho mẹ bầu giảm cảm giác đau khi chuyển dạ mà còn giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau cuộc vượt cạn”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.

-->> Mang bầu uống thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?

Thúy Ngà  
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Mẹ ốm nghén con thông minh: Quan niệm này đúng không?
Sản phụ 21 tuổi 'đẻ rơi' con tại nhà
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Xem thêm