Thứ hai, 29/04/2024 09:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 21/10/2022 19:00

Mầm mống ung thư từ những rò rỉ khí gas trong gia đình

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra bếp gas - ngay cả khi đã tắt – vẫn có thể gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em và khiến người lớn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nghiên cứu mới của PSE Healthy Energy cho thấy khí gas rò rỉ từ bếp gas có thể chứa nồng độ benzen tương đương với khói thuốc thụ động. Benzen là một chất gây ung thư, nồng độ benzen trong nhà và các chất ô nhiễm không khí có hại khác vượt quá mức phơi nhiễm an toàn trong một số trường hợp, gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người.

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 185 mẫu khí đốt tự nhiên chưa cháy từ các bếp gas dân dụng ở các vùng khác nhau của California.

khi gas Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Eric Lebel, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Bếp gas trong nhà có thể tạo ra nồng độ benzen tương đương với nồng độ có trong khói thuốc thụ động, nhưng bất kỳ lượng benzen dư thừa nào rò rỉ từ bếp gas gia đình đều không tốt”.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 12 chất ô nhiễm không khí nguy hiểm trong các mẫu, mặc dù nồng độ khác nhau tùy theo khu vực và cơ sở khí đốt được sử dụng. Benzen được phát hiện trong 99% các mẫu, với nồng độ trung bình từ 0,7-12 ppmv và tối đa là 66 ppmv.

Để so sánh, mức độ phơi nhiễm tham chiếu trong 8 giờ của Văn phòng Đánh giá Mối nguy Sức khỏe Môi trường của California đối với benzen (mức không có tác động xấu đến sức khỏe dự kiến) được giới hạn ở mức chỉ 0,94 ppb.

Lebel cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng ở California, những bếp bị rò rỉ nhiều nhất, kết hợp với nồng độ benzen cao nhất, có thể có nồng độ trong không khí trong nhà cao gấp bảy lần mức đó, đó chỉ là benzen rò rỉ từ bếp ga khi nó tắt”.

Ông nói thêm: “Hầu hết các rò rỉ mà chúng tôi phát hiện đều ở mức thấp đến mức bạn không thể ngửi thấy”.

Các tác giả cho biết vì nghiên cứu chỉ đo độ rò rỉ khi bếp tắt nên các ước tính của nó có thể là thận trọng. Chỉ mở cửa sổ hoặc sử dụng máy hút mùi khi sử dụng bếp gas có thể không đủ để giảm ô nhiễm không khí.

Lượng benzen rò rỉ bổ sung, hiện không được liệt kê trong danh sách kiểm kê ô nhiễm môi trường, ước tính tương đương với lượng khí thải hàng năm của gần 60.000 xe chạy xăng hạng nhẹ. Chất ô nhiễm này cùng với các hợp chất hữu cơ bay hơi không mêtan khác góp phần hình thành ôzôn, tạo ra ô nhiễm khói và hạt mịn.

khi gas Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Vào năm 2020, một báo cáo từ Viện Rocky Mountain phát hiện ra rằng, các chất độc thải ra từ bếp gas gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, đồng tác giả Brady Seals gọi chúng là "chất ô nhiễm không mùi vô hình".

Nghiên cứu trước đây ở California cũng đã phát hiện ra rằng khí mê-tan và oxit nitơ có thể rò rỉ từ bếp gas khi đang bật, tắt bắt lửa và dập tắt. Những rò rỉ này cũng không thể phát hiện được bằng khứu giác.

Tiếp xúc với mêtan có thể gây ra các vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác. Nhưng chủ nhà thậm chí có thể không biết bếp gas đang gây hại cho họ, hít phải những hóa chất nguy hiểm mà không hề hay biết.

Benzen có thể gây ra bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư tế bào máu. Tiếp xúc lâu dài cũng gây thiếu máu số lượng tiểu cầu thấp và số lượng bạch cầu thấp, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tăng lên khi tiếp xúc.

-> Viêm nhiễm chuyển thành ung thư như thế nào, trong thời gian bao lâu?

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Xem thêm