Thứ sáu, 11/07/2025 03:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 23/04/2018 15:09

Mắc viêm não mô cầu, nam thanh niên 30 tuổi phải nhập viện điều trị cách ly

Khi nhập viện bệnh nhân bị rối loạn ý thức. Tất cả nhân viên y tế và những người tiếp xúc đều đã phải uống thuốc dự phòng.

viem cau nao

Thêm một trường hợp bệnh nhân nam mắc viêm não mô cầu tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện Khoa Truyền của bệnh viện đang điều trị cho một thanh niên 30 tuổi (thường trú tại TP Hưng Yên) chẩn đoán viêm màng mủ do vi khuẩn não mô cầu. Các nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được uống kháng sinh dự phòng.

Theo người nhà bệnh nhân, cách vào viện 4 ngày bệnh nhân bị đau họng, ho khan, 2 ngày sau xuất hiện sốt cao 390C, đau đầu và buồn nôn, đến đêm 17/4 sốt cao và nôn nhiều.

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Đến trưa ngày 18/4 bệnh nhân xuất hiện rối loạn ý thức và đã được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

Chia sẻ với PV, TS. BS Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn nhiều, xuất hiện chấm xuất huyết ở chân và thân mình. Đặc biệt bệnh nhân đã có dấu hiệu của rối loạn ý thức, kích thích vật vã”.

Tại đây, bệnh nhân được các y bác sĩ bệnh viện chẩn đoán viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu, đây là một trong những thể bệnh nặng của nhiễm khuẩn do não mô cầu.

Hiện bệnh nhân được nằm tại phòng cách ly để điều trị theo phác đồ viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã tiến triển hơn, bệnh nhân đã tỉnh táo, còn sốt, tình trạng toàn thân cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần điều trị và theo dõi một thời gian theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

TS. Dũng cho biết, bệnh viêm não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%.

TS Dũng khuyến cáo, khi mắc bệnh điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cách ly để tránh lây lan dịch.

Đối với cách phòng bệnh, TS Dũng cho rằng đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân,…). Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi làm việc.

Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Lau sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày.

Người tiếp xúc gần với bệnh nhân (là những người sống cùng hộ gia đình, những người sống, làm việc cùng phòng, người trực tiếp chăm sóc, người có tiếp xúc mật thiết, trẻ học cùng trường mầm non/ nhà trẻ, cùng nhóm học, cùng lớp học…) cần sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

Đồng thời mọi người trong cộng đồng đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí trong khu vực ổ dịch. Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Trước đó, hồi giữa tháng 4 đã có 2 trường hợp gồm 1 thiếu nữ và một trẻ nhỏ bị mắc viêm não mô cầu phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

-> Bệnh viêm não mô cầu có dễ lây nhiễm không?

Video: 10 loại thực phẩm nên và không nên sử dụng vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe

Hà Khuê  
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa lớn 'giải nhiệt' thời tiết oi nóng
Phát hiện kho hàng lậu vận hành bằng phần mềm nước ngoài ở Quảng Ninh
Người đàn ông Nghệ An phá cửa ô tô, cứu tài xế nghi đột quỵ giữa đường
Hà Nội triển khai tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
VNVC hợp tác Nestlé Health Science nâng tầm dinh dưỡng cho người Việt
Phát động Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025
Gần 50 đội bóng tham gia Giải Bóng rổ Học sinh – Sinh viên GMB League 2025
Thi công Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đường dây đấu nối
Máy bay Vietnam Airlines chuyển hướng hạ cánh tại Ấn Độ để cấp cứu hành khách
Bão số 2 tan, Bắc Bộ, Trung Bộ đón nắng nóng cục bộ
Tạp chí Gia đình Việt Nam hợp tác truyền thông TCR Holdings: Lan tỏa giá trị sống, cam kết vì cộng đồng
Ngậm đồng xu trong miệng để nghịch, bé trai 9 tuổi nhập viện nguy kịch
Cứu sống sản phụ 20 tuổi bị biến chứng băng huyết muộn sau sinh nguy kịch
Có nên thay cả 4 lốp xe ô tô cùng lúc?
Quảng Ninh thông tin ban đầu về vụ việc 2 vợ chồng đuối nước tại phường Bình Khê
VCCA tổ chức triển lãm “Tái chất hoàn sinh - Vật chất tái sinh – Materia Renata”
3x3 HoopTopia 2025: Những cái tên xuất sắc nhất được vinh danh sau ngày tranh tài nảy lửa
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm vận hành Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam ra sao sau 10 năm du học?
Xem thêm