Thứ tư, 24/04/2024 15:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 11/07/2022 13:00

Loạt doanh nghiệp tăng phí trong ‘cơn bão’ lạm phát

Nhiều đơn vị vận chuyển, ăn uống, hàng hóa bán lẻ đều lần lượt tăng giá do chi phí đầu vào tăng cao.

Tăng giá, phí dịch vụ

Vừa qua, Grab đã triển khai thu phụ phí thời tiết nắng nóng 5.000 đồng với các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabMart. Riêng dịch vụ GrabExpress cũng có mức phụ thu là 3.000 đồng/đơn hàng.

Grab cho biết, mức phụ thu này nhằm giảm bớt vất vả cho tài xế khi thực hiện các đơn hàng, sau khi ghi nhận những khó khăn trong bối cảnh xăng tăng giá và thời tiết nắng nóng gay gắt của các tài xế.

Trước đó vào ngày 1/7, ứng dụng ShopeeFood cũng nâng mức phí dịch vụ mới cho tất cả các đơn hàng, từ 2.000 - 3.000 đồng/đơn hàng, với giải thích để giúp ứng dụng duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng quán ăn hơn.

Xăng dầu tăng kỷ lục cũng khiến các hãng dịch vụ vận tải tăng giá để giữ chân tài xế. Từ ngày 29/6, hãng taxi Quê Lụa, quy mô hơn 500 đầu xe tại Hà Nội, cũng buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải từ 13.500 đồng/km lên 15.000 đồng/km vào cuối tháng 6 vừa qua.

Trước áp lực chi phí vận chuyển, nguyên liệu đầu vào tăng cao, doanh nghiệp sản xuất cũng như chuỗi nhà hàng thực phẩm đã buộc phải thông báo tăng giá bán.

Theo ghi nhận, sản phẩm thực phẩm chế biến của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan và Công ty Saigon Food đã tăng giá bán từ 5 – 15% sau thời gian kìm giá.

Cuối tháng 6 vừa qua, chuỗi cửa hàng đồ uống Highlands Coffee cũng thông báo điều chỉnh tăng giá bán mỗi ly cà phê thêm 18%, áp dụng với các cửa hàng trên cả nước và app đặt hàng. Lý do của đơn vị này là giá đầu vào như cà phê đã tăng 25%, mặt bằng tăng 10 – 20%, các loại ly, bịch, ống hút tăng giá từ 10 – 20%...

Làn sóng tăng giá do hàng hóa leo thang cũng diễn ra ở các hệ thống nhà hàng lớn. Đơn cử như chuỗi nhà hàng Buffet Isushi của Golden Gate vừa giới thiệu menu mới với giá từ 529.000 – 619.000 đồng/người, chưa tính VAT, tăng đến 1,4 lần so với mức giá cũ, dao động từ 369.000 đồng – 489.000 đồng/người.

congthuong

Nhiều đơn vị dịch vụ "rủ nhau" tăng giá trước áp lực chi phí đầu vào tăng. (Ảnh: Congthuong.vn)

QSR Vietnam, đơn vị sở hữu các chuỗi thương hiệu Dairy Queen, The Pizza Company, AKA House, Holy Crab, The Coffee Club cũng thông báo tăng giá một số sản phẩm để bù đắp chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao.

Lao đao vì giá cả gia tăng

Chị Xuân Mai, một người nội trợ tại quận 7, TP Hồ Chí Minh chia sẻ, hơn 1 tháng nay, giá cả nhiều loại thực phẩm ngoài chợ đến siêu thị đều từ từ tăng giá.

“Giá thực phẩm tăng chóng mặt so với hồi đầu năm, như dầu ăn loại nhà tôi hay dùng đã tăng 35%, thịt lợn, rau củ quả cũng tăng 20 – 25% tùy loại. Mỗi ngày đi chợ cho cả gia đình 4 người trước đây chỉ nhỉnh hơn 200.000 đồng, nay phải chi tới 300.000 đồng mới đủ”, chị Mai kể.

Vào dịp cuối tuần, gia đình chị Mai vẫn đi ăn nhà hàng cho đổi vị, nhưng số lần đi ăn bên ngoài không nhiều như trước bởi từ quán cafe đến nhà hàng đều lần lượt tăng giá.

Còn với trường hợp của anh Hải Hoàng, một chuyên viên IT trú tại quận Hà Đông, Hà Nội lại vừa quyết định đi thử tàu điện trên cao để di chuyển đến công ty ở Đống Đa.

“Trước đây đi làm bằng xe máy, chi phí xăng xe khoảng 600.000 đồng/tháng, còn số tiền này hiện tại phải tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, vé tàu điện theo tháng khi mua theo diện tổ chức chỉ 140.000 đồng. Nhà tôi và công ty đều gần ga tàu điện nên phương án di chuyển mới cũng khá kinh tế và thuận tiện”, anh Hoàng cho hay.

Hay trường hợp của chị Minh Thư, nhân viên kế toán trú tại Cầu Giấy, Hà Nội, để thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khó khăn này, chị Thư thường tự chuẩn bị cơm trưa và hạn chế order đồ ăn bên ngoài.

“Thời gian gần đây, giá đơn đặt đồ ăn qua app đã tăng lên, từ khoảng 47.000 đồng đến gần 55.000 đồng dù đã áp mã giảm giá. Ngày nào cũng đặt thì tính ra tốn cũng không ít”, chị Thư kể lại.

Hiện tại, sau khi "thắt lưng buộc bụng" và áp dụng các "thủ thuật" khác nhau, chi phí cho ăn uống mỗi tháng của gia đình chị Thư tiết kiệm được khoảng 15 – 20%. Chị Thư cho rằng, đây là con số mơ ước bởi đó là những khoản chi phí sinh hoạt thiết yếu.

Hoàng Liên  
Cách chọn quạt điện mùa hè vừa đơn giản lại mua được hàng chuẩn
Vinamilk có thêm nhà máy đạt chứng nhận trung hòa Carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản phẩm
 SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?
 BIDV trao tặng công trình Nhà văn hoá cộng đồng tránh lũ tại Quảng Nam
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
7 sản phẩm và giải pháp ứng dụng công nghệ của BIDV đã được vinh danh Sao Khuê
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI phát triển nền kinh tế xanh bền vững
 Prudential và Vinmec ký hợp tác chiến lược, mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng
“Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ” của Nestlé MILO tiếp tục tổ chức tại Hà Nội
Mừng Giải phóng - sắm iPhone 15 Pro Max chỉ từ 28.990 triệu đồng tại Viettel Store 
Thêm cơ hội từ thị trường 119 tỷ USD ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân trên toàn cầu
Novartis Việt Nam thay đổi hoạt động kinh doanh
Tập đoàn sở hữu Sữa Cô Gái Hà Lan giữ vững vị trí Top 5 công ty danh tiếng nhất Hà Lan
“Huyền Thoại Điện Biên Phủ – Hào Khí Mường Thanh”
Chủ tịch FrieslandCampina Châu Á: “Cô Gái Hà Lan cam kết sứ mệnh cải thiện dinh dưỡng tại Việt Nam”
Nestlé Việt Nam triển khai dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa
Xem thêm