Thứ hai, 25/11/2024 17:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/10/2021 11:30

Làm thế nào để gần gũi khi con bước vào tuổi mới lớn?

Trẻ bước vào tuổi mới lớn có xu hướng mong muốn sự riêng tư, không gian độc lập. Những mong muốn này có thể khiến việc trò chuyện chân thành với người trẻ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt với tư cách là cha mẹ.

Nói chuyện chân thành

Điều đầu tiên về việc biết cách nói chuyện với con khi chúng đang bước vào tuổi mới lớn là phải chân thành. Những người ở độ tuổi này rất nhạy bén, trẻ có thể phát hiện ra khi ai đó không thực sự nghiêm túc và chân thành trong lời nói của mình. Sự trung thực là một trong những chìa khóa để có một mối quan hệ bền vững với bất kỳ ai, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Hãy là chính mình, chân tình và cởi mở với những gì con bạn nói về cuộc sống. Cuối cùng họ sẽ cảm thấy rằng bạn là người mà chúng có thể chia sẻ và mở lòng.

tuoi moi lon Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Hãy cho con biết sự quan tâm

Nếu bạn tỏ ra thờ ơ hoặc tệ hơn là tỏ thái độ coi thường những câu chuyện mới lớn của trẻ vị thành niên, con bạn sẽ không thể cảm thấy an toàn khi chia sẻ với người không thực sự quan tâm. Nếu bạn muốn trẻ cởi mở và trò chuyện với bạn, thì bạn cần cho chúng biết rằng bạn chú ý tới cuộc sống của chúng. Hãy lắng nghe con và đồng thời thể hiện sự quan tâm tích cực.

Ví dụ đơn giản như việc bạn gật đầu đồng tình khi lắng nghe, đặt điện thoại xuống và giao tiếp mặt đối mặt. Hãy cho trẻ biết bạn quan tâm thông qua những hành động này, không chỉ bằng lời nói.

Dành thời gian cho con

Cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm cũng có nghĩa là bạn nên dành thời gian cho trẻ. Để khiến con bạn cởi mở với bạn và nói chuyện một cách chân thành, bạn phải dành thời gian cho chúng. Lên lịch đi ăn tối hoặc vào bếp cùng con. Cất tất cả các loại thiết bị, đặc biệt là điện thoại, vì chúng là thứ gây phân tâm lớn và ngăn chặn việc liên lạc không bị gián đoạn.

Tìm kiếm các hoạt động mà bạn có thể chia sẻ thời gian cùng nhau. Những hoạt động này sẽ có lợi cho việc mở đầu tất cả các cuộc trò chuyện. Các hoạt động như vậy bao gồm đi bộ, đi bộ đường dài, tập thể dục, mua sắm, nấu ăn và làm vườn. Đảm bảo rằng đó cũng là điều mà họ thích làm.

Sử dụng thời gian bên nhau để tạo ra những cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Nếu bạn không biết cách bắt đầu, hãy sử dụng một số câu hỏi về cuộc sống hiện tại của con.

tuoi moi lon Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Chăm chú lắng nghe

Là cha mẹ, chúng ta luôn muốn dạy con mình và cho chúng biết điều gì là tốt nhất cho chúng. Điều này có thể ít hữu ích hơn khi những bạn trẻ chỉ tìm đến cha mẹ để được ai đó lắng nghe.

Chúng ta cần cho phép họ trút bầu tâm sự, chia sẻ và nói lên suy nghĩ của mình. Việc bạn chăm chú lắng nghe mà không cần đưa ra lời khuyên có thể không giúp con tìm kiếm được giải pháp, nhưng sẽ phần nào giúp con chút đi sự căng thẳng.

Trong một số trường hợp, con trẻ chỉ muốn chia sẻ với ai đó và không tìm kiếm giải pháp.

Điều quan trọng là dành thời gian để nghe đầy đủ trước, không bị gián đoạn. Cho phép con có không gian và thời gian để thể hiện bản thân, để con có thể giải thích đầy đủ về hoàn cảnh, vấn đề hoặc kinh nghiệm của mình. Trong một số trường hợp, con chỉ muốn chia sẻ và không tìm kiếm giải pháp. Chúng ta nên nhạy cảm với những gì họ muốn từ sự tương tác và trò chuyện.

Tư tưởng cởi mở

Học cách nói chuyện với thanh thiếu niên có nghĩa là học cách cởi mở. Nếu chúng ta muốn thanh thiếu niên có thể đến với chúng ta với cảm giác cởi mở, thì chúng ta cần phải có tư tưởng cởi mở.

Nếu bạn vừa có một dự án làm việc không suôn sẻ trong ngày, bạn có thể chia sẻ với con về những gì đã xảy ra và dù bạn thất vọng về kết quả nhưng đó là một bài học hay trong cuộc sống. Chia sẻ điều này với con cho thấy bạn sẵn sàng thể hiện mặt nhạy cảm và dễ tổn thương của bạn thân cho con, điều này có thể giúp con bước đầu cảm thấy thoải mái hơn trong việc chia sẻ.

tuoi moi lon Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Kiểm soát phản ứng của riêng bạn

Thanh thiếu niên sẽ gặp rắc rối và mắc sai lầm. Bất kể vi phạm hay tình huống xảy ra, chúng ta cần giữ bình tĩnh để có thể kiểm soát phản ứng của mình. La hét với thanh thiếu niên sẽ không giúp ích được gì cho tình hình và có thể sẽ chỉ khiến chúng xa lánh.

Phản ứng thái quá có thể tạo ra rào cản giữa bạn và con bạn. Kiểm soát phản ứng của bạn đối với con và những hành vi xấu của chúng để bạn có thể duy trì giao tiếp tốt và tránh nói những điều mà bạn sẽ hối tiếc sau này.

Tôn trọng ranh giới

Ở độ tuổi mới lớn, những cô bé, cậu bé thường có xu hướng mong muốn sự riêng tư, không gian và sự độc lập. Đó là một phần tất yếu trong sự phát triển của những bạn trẻ.

Chúng ta nên cho phép con một số riêng tư và thời gian ở một mình trong không gian riêng để con cảm thấy được tôn trọng.

-> 9 mẹo tâm lý dạy con biết cách lắng nghe

T. Linh (Theo Lifehack)  
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Doanh nhân Nguyễn Bích Hằng: Phụ nữ hiện đại luôn tìm hạnh phúc trong công việc và con cái
Cúng Rằm tháng 7 chú ý điều gì để thành tâm, ý nghĩa?
10 nhà ở gần những nơi này có tới 9 nhà giàu có
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Vì sao đi đâu cũng thích về nhà mình?
Bảo mẫu 10 năm giúp việc tiết lộ sự thật mắt thấy tai nghe trong các gia đình
Chúng ta lịch sự với người ngoài nhưng lại dễ cáu kỉnh với người thân
Xem thêm