Thứ tư, 19/03/2025 22:34     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 08/01/2022 06:00

Làm người tốt phải làm đến cùng

Làm người tốt khiến ta cảm nhận được bản thân mình tồn tại cũng khiến ta xác thực tin bản thân mình là một người lương thiện. Đã là người tốt phải cố gắng làm đến cùng.

lam nguoi tot Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Cha mẹ tôi kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cha tôi chia cửa hàng thành hai phòng, bán đồ bên ngoài và kê một giường bên trong để tranh thủ ăn uống, chợp mắt nghỉ trưa. Công việc kinh doanh của gia đình khá ổn định, phần lớn là khách quen sống xung quanh đó.

Trong kì nghỉ hè năm lớp 7, tôi thường giúp cha trông cửa hàng, cha đề xuất tôi phụ trách tiền nong để cải thiện khả năng tính toán cũng như kết quả môn toán của mình. Tôi còn bé, thích chạy nhảy vậy mà chỉ có thể ngồi yên, vừa chơi điện thoại di động vừa làm ma-nơ-canh cho quán.

Có hôm, tôi dậy sớm, đạp xe từ nhà đến cửa hàng mới 8 giờ. Tôi thấy một bà cụ trong bộ quần áo lam lũ xách một túi gạo nhỏ, đang nhận 10 ngàn từ bố tôi và còng lưng bước ra ngoài.

“Cha, hôm nay con đến sớm nè” - Tôi trông tự mãn.

“Chà, còn rất sớm, mặt trời còn chưa lặn!” Cha tôi liếc tôi một cái rồi ngồi xuống ghế.

“À, cha ơi, sao bà lão vừa rôi mua ít gạo thế ạ?” - Tôi hỏi.

“Bà ấy không có tiền nên mua vậy thôi con” – Cha vẻ mặt trầm ngâm.

“Mua 3 lạng gạo, 1 cân là 15 ngàn, bà ấy mua 3 lạng gạo, 3 lạng gạo là 4 ngàn rưỡi mà” - Tôi lẩm nhẩm tính toán rồi trố mắt hét to: “Cha! Phải cha thối nhầm tiền rồi không ạ? Bà ấy mua 3 lạng gạo, cha trả lại cho bà 10 ngàn, vậy là bà ấy đã đưa cho cha bao nhiêu ạ?”

“Bà ấy đã cho cha 5 ngàn …”, cha tôi nói.

Tôi sững sờ: “Cha tính nhầm tiền rồi! Bà ấy mua 3 lạng gạo với giá 5 ngàn nhưng cha lại thối cho bà ấy 10 ngàn?”.

Lúc này, cha tôi thở dài: “Bà ấy là hàng xóm cũ ở phố này, bà ấy góa chồng, neo đơn, nay đã già lại không con cái, chỉ sống dựa vào chút tiền trợ cấp và công việc nhặt rác.

Hơn 10 năm nay, bà ấy luôn ủng hộ cửa hàng nhà mình, mua gì cũng ghé qua. 2 năm trở lại đây, bà dường như bị mất trí nhớ, không thể nhớ rõ mọi thứ. Cha nghĩ bà đã thành như vậy rồi thì phải giúp bà ấy thôi. Vậy nên 2 năm qua, bà mua 3 lạng ở quán chúng ta bằng 5 ngàn, cha sẽ trả lại bà ấy 10 ngàn. Nếu không, dựa vào chút tiền trợ cấp đó, bà ấy sao mà mua được gạo, rau, nhu yếu phẩm hàng ngày đây. Bà ấy sẽ sống sao con”.

Tôi lặng lẽ lắng nghe và nhìn lên khuôn mặt người cha 50 tuổi của mình, tôi chợt thấy người cha “vạn năng” trong tâm trí tôi giờ đã già rồi.

Hôm sau, tôi dậy sớm cùng cha đạp xe đến quán. Mở cửa chưa được bao lâu, bà cụ lại đến.

Đôi tay run run, bà móc ra 5 ngàn từ trong túi, trên môi nở nụ cười, rồi đưa bàn tay nhăn nheo trả tiền cho cha: “Chủ quán, 3 lạng gạo”.

“Vâng ạ!” Tôi nắm lấy 5 ngàn từ trên tay cha vuốt phẳng ra và đặt vào ngăn kéo, sau đó lấy một cái túi ni lông, cho gạo vào rồi buộc lại và đưa cho bà cụ: “Bà ơi, 3 lạng gạo!”

Bà cụ cẩn thận đón lấy bao gạo, hình như thấy khá nặng, bà ngẩng đầu lên tròn mắt nhìn tôi.

“Ồ, cháu quên thối tiền!” Tôi gãi gãi đầu rồi nhanh chóng lấy từ trong ngăn kéo ra một tờ tiền 10 ngàn: “Bà ơi, cháu gửi lại bà tiền thừa!”.

Bà cụ cầm lấy tiền, cẩn thận cất vào túi rồi run rẩy bước đi nặng nhọc …

“Con trai, cũng biết bắt chước à!”, cha gõ vào đầu tôi: “Bao gạo của con ít nhất cũng 2 cân!”.

Tôi bỗng cảm thấy mình thật dư giả, nói với cha: “Làm việc tốt nên làm đến cùng phải không cha. Con đang cố gắng để làm người tốt”.

Mấy ngày sau, tôi theo cha ra quán, mỗi lần mở cửa, bà cụ đều đến. Bà ấy vẫn lấy ra 5 ngàn để mua 3 lạng gạo như mọi hôm, tôi cũng thành quen một bộ như vậy, đưa gạo và gửi lại bà 10 ngàn.

Một tháng sau, mấy ngày không thấy bà cụ đến mua hàng, tôi liền hỏi cha: “Lâu rồi con không thấy bà qua mua hàng vậy cha?”.

“Cha nghe nói bà bị bệnh, giờ đang ở bệnh viện”.

14 tuổi, tôi đã học được cách thở dài.

Vài ngày sau, cha tôi nhận được một lá thư từ người được ủy thác của bà cụ. Cha mở phong bì, tìm thấy một giấy chứng nhận bất động sản và một tờ di chúc: “Ông chủ quán, cảm ơn ông và con trai của ông. Những ngày cuối cùng trong bệnh viện, đầu óc tôi chợt sáng suốt trở lại. Tôi bỗng hiểu ra nếu không có sự quan tâm và thiện tâm của hai bố con ông trong 2 năm qua, tôi sẽ không sống được đến ngày hôm nay, cảm ơn mọi người.

Tôi ra đi không một chút lưu luyến hay tiếc nuối. Điều duy nhất tôi thấy tiếc là tấm chân tình của cha con anh hơn hai năm qua. Tôi không có gì đền đáp lại cho anh cả, chỉ còn lại duy nhất ngôi nhà cũ này mấy chục năm nay tôi ở, mong anh chấp nhận. Cảm ơn ông nhiều, tôi ở trên trời sẽ phù hộ cho cha con anh”.

Cha tôi cầm bức thư trong tay, nước mắt lã chã rơi.

lam nguoi tot Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Vì sao chúng ta phải lựa chọn làm người tốt?

Chúng ta làm việc tốt, không phải vì để cho người khác biết, thậm chí người được giúp cũng không cần biết, tự mình ta biết là được rồi.

Bởi vì làm việc tốt khiến ta cảm nhận được bản thân mình tồn tại, cũng khiến ta xác thực tin bản thân mình là một người lương thiện. Đây chính là ý nghĩa lớn nhất khi chúng ta làm việc tốt.

Phần thưởng lớn nhất cho làm chuyện tốt chính là tâm hồn vui sướng hạnh phúc.

-> 10 điều ai lớn lên cũng ước giá như mình hiểu được khi còn là học sinh

T. Linh (Theo Secret China)  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Đặt sofa phòng khách thế nào để hợp phong thủy?
Rước họa vào nhà khi đặt gương ở 6 vị trí đại kỵ
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Gia đình hạnh phúc nhờ... chuyển đổi số
Tết Việt vẹn tròn sắc vị nhờ 5 món ăn nhà nào cũng làm
Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?
Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ, không bị 'tán lộc'?
Hương mùi già – Vẻ đẹp thanh tao và những giá trị bền vững trong Tết Việt
Vì sao đầu giường dựa vào 2 bức tường cả nhà sẽ ốm đau?
Đón năm mới bình an nhờ kiêng 8 điều trong dịp Tết
3 kiểu người đi chúc Tết dễ mang may mắn cho gia chủ
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp
Giàu hay nghèo giao thừa vẫn phải tránh bỏ trống 5 điều để năm mới đổi đời
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không?
7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Xem thêm