Thứ năm, 14/11/2024 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 14/11/2024 06:00

Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê

Những người làm nghề khóc thuê tại đám tang được trả công rất hậu hĩnh, đủ nuôi con ăn học, thậm chí mua nhà, mua xe.

Khóc thuê là một nghề đã có từ khá lâu ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ... Trong lịch sử, việc đám tang tổ chức hoành tráng, nhiều người khóc thương được coi là vinh dự lớn của người đã khuất và cả gia đình của người đó. Điều này phần nào cho thấy địa vị xã hội của họ và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở một số nơi trên thế giới.

Ngày nay, khóc thuê đang trở thành nghề phổ biến. Đây là một nghề hoàn toàn nghiêm túc tại Trung Quốc. Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng thể hiện nỗi đau đớn cùng cực tại đám tang của những người chưa bao giờ gặp và kiếm được thu nhập rất tốt nhờ công việc này.

Khóc thuê là một nghề hoàn toàn nghiêm túc tại Trung Quốc

Nuôi con, mua nhà nhờ khóc thuê

Bắt đầu công việc này từ 24 năm trước, nay đã 52 tuổi nhưng Lý Mỹ Trân (thành phố Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) vẫn rất tâm huyết với nghề.

Lý Mỹ Trân bắt đầu theo đuổi công việc đặc biệt này khi nhìn thấy người hàng xóm đang khóc than trong đám tang của người lạ và biết đến nghề khóc thuê. Lý ngỏ ý được thử bởi cô vốn hát hay.

Người hàng xóm đưa cho Lý lời bài hát đang biểu diễn trong đám tang, bảo cô về luyện tập. Đọc lời hát nói về nỗi vất vả của người mẹ đã mất khi nuôi dạy con cái, nước mắt người phụ nữ 28 tuổi khi ấy vô thức rơi xuống.

"Khi đó tôi nghĩ đến mẹ mình, cũng như nghĩ tới những tủi nhục mà một người làm mẹ như tôi đã trải qua", cô nói.

Kể từ đó, Lý luôn giữ bài hát bên mình và tập luyện mỗi khi rảnh rỗi. Một lần đoàn khóc thuê thiếu người, cô được giới thiệu. Lần đầu khóc đám ma, Lý Mỹ Trân phải quỳ dưới nền đất, khóc than liên tục 30 phút. Cuối buổi cô được trả 70 tệ. Đó là số tiền lớn kiếm được trong thời gian ngắn. Cô Lý tin rằng có thể đổi đời từ nghề khóc thuê này.

Từ đó, người phụ nữ này bắt đầu công việc lúc 4h sáng và kết thúc khi đêm khuya. Thời điểm đó có ngày cô khóc 3-4 ca, mỗi ca kéo dài 1,5 tiếng không nghỉ, không uống nước. "Việc dừng lại uống nước sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc người khóc", cô Lý nói.

Lý Mỹ Trân hành nghề khóc thuê suốt 24 năm

Khóc thuê là công việc không đơn giản. Khi khóc, cô phải dùng tiếng hát để giới thiệu hoàn cảnh người đã khuất, cũng như sự vất vả, đóng góp của họ trong gia đình nhằm khơi gợi nỗi xúc động và tạo hiệu ứng để người thân cùng khóc theo. Suốt quá trình khóc thuê, Lý phải quỳ lạy liên tục, trung bình vài trăm cái.

Nhiều đồng nghiệp vì tránh trầy xước đã buộc miếng đệm ở đầu gối, hoặc lúc không khóc được sẽ bôi dầu gió lên mắt. Nhưng với Lý, đây là hành động thiếu tôn trọng khách hàng. "Tôi không cho phép mình làm điều này bởi những gì giả dối sẽ không thể truyền đạt tình cảm chân thật đến mọi người", cô nói.

Người phụ nữ này từng chứng kiến đồng nghiệp bị khách hàng đánh bởi tiếng khóc không chân thành, không bộc lộ được tình cảm. Lý chưa gặp tình huống như vậy suốt 24 năm hành nghề, bởi tiếng hát của cô được đánh giá tràn đầy cảm xúc, gây được sự tiếc thương với người ở lại.

Vì vậy giá khóc của cô Lý từ 70 tệ thời điểm đầu lên 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng) mỗi ca như hiện nay. Có ngày cô Lý làm tới ba ca.

Thu nhập tốt, Lý Mỹ Trân không chỉ tạo điều kiện cho hai con trai học tập mà gần đây mua cho mỗi con một ngôi nhà riêng. Cô xây nhà mới cho bố mẹ cũng như góp kinh phí giúp ông bà an dưỡng tuổi già. Vì tự chủ kinh tế nên cô Lý cũng không ngần ngại đệ đơn ly hôn với chồng, sau nhiều năm chịu bạo lực gia đình.

Lý Mỹ Trân kiếm được hơn 10 triệu đồng cho mỗi ca khóc thuê

Mặt trái của nghề khóc thuê

Từ khi làm nghề, Lý Mỹ Trân bị nhiều người thành kiến bởi cho rằng cô mang lại sự đen đủi, thậm chí còn ném đá hay chửi rủa sau lưng. Có người còn phản đối việc khóc thuê trong đám ma vì cho rằng họ khóc chỉ vì tiền chứ không phải vì tiếc thương người đã khuất.

"Chẳng có gì sai khi giúp các gia đình bày tỏ nỗi đau của họ. Nghề khóc thuê không chỉ cho tôi kinh tế mà còn giúp tôi biết trân trọng những gì đang có sau nhiều mất mát", cô Lý nói. Cô cho rằng đây cũng không phải hủ tục mà là một nét văn hóa truyền thông cổ xưa của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vì làm việc liên tục nên gần đây sức khỏe cô Lý không còn tốt. Cô thường mắc bệnh liên quan tới mắt sưng đỏ, bị chảy nước mắt khi có gió hay giọng nói khàn đặc do khóc lâu ngày.

Dù vậy trong mắt bạn bè cô Lý vẫn là người phụ nữ hoạt bát, vui vẻ, hay chọc cười. Để giải tỏa cảm xúc buồn bã sau mỗi đám tang, từ năm 2018, cô Lý lập kênh cá nhân riêng, chia sẻ cuộc sống thường ngày cũng như những công tác thiện nguyện.

Phương Anh (Theo Toutiao)  
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Bóng đá và bóng chuyền Thanh Hóa cùng nhau 'lên đỉnh' trong 1 ngày
Mọc lông khắp người sau 3 tháng tự dùng thuốc gia truyền để tăng cân
Vì sao 11/11 hằng năm được chọn là Ngày lễ Độc thân?
Phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn
Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng
Đất nước trong thế giới phẳng hiện nay chỉ khác biệt về văn hoá
Có gì đặc biệt trong chiếc đồng hồ cơ đeo tay mỏng nhất thế giới?
 Người lao động Hà Nội được hỗ trợ đưa đón, vé tàu xe về quê dịp Tết 2025
Từ Việt Nam, VinFuture góp phần định hình tương lai khoa học toàn cầu
'Mùa đông bớt lạnh giá nhờ những tấm lòng của Gia đình Việt Nam'
Cựu chiến binh trồng cây nông nghiệp thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
GS. Gurdev Singh Khush: “Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt”
Xem thêm