Thứ ba, 07/05/2024 08:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 19/08/2022 09:43

Khủng hoảng tuổi đôi mươi

Giới trẻ đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào môi trường lao động “đầy khắc nghiệt”. Cơn khủng hoảng này khiến nhiều bạn trẻ dễ trầm cảm và mất phương hướng.

Trong vài năm trở lại đây, các chuyên gia cho biết số lượng người trẻ cần nhận hỗ trợ điều trị tâm lý ngày càng gia tăng. Trái với sự năng động, nhiệt huyết hay tự tin thường thấy ở những người trẻ, những người ở độ tuổi 20 - 30 giờ đây kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần, dễ phẫn nộ với mọi thứ trong cuộc sống. Nhiều người luôn trong trạng thái bất an, lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra, hay còn gọi là quarter-life crisis (tạm dịch: khủng hoảng tuổi đôi mươi).

met-moi-2-1519287207487843041436

Nhiều người ở độ tuổi 20 - 30 kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần (Ảnh minh họa)

Cuộc sống càng hiện đại, giới trẻ càng phải đương đầu với nhiều thử thách mới, đến mức dẫn đến suy nhược tinh thần. Mỗi độ tuổi với những thay đổi khác nhau lại mang đến cơn khủng hoảng riêng. Đối với những người ở độ tuổi đôi mươi, họ phải không ngừng đấu tranh, nỗ lực và rèn luyện bản thân để tách khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ hay những người xung quanh.

Angela Neal-Barnett, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Kent (Vương quốc Anh), đã nghiên cứu về chứng lo âu ở giới trẻ cho rằng nhiều người cảm thấy cuộc sống khó khăn khi phải vật lộn với việc vào đại học và cách trang trải học phí. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng chỉ mới thực sự bắt đầu khi tốt nghiệp đại học.

Cuộc sống vốn không bám theo ‘kịch bản’ gồm tốt nghiệp, kết hôn, lập nghiệp như nhiều người vẫn nghĩ. Ở độ tuổi 22, các bạn trẻ tốt nghiệp đại học nhưng không đủ khả năng để sống độc lập. Thay đổi từ cuộc sống sinh viên với sự hỗ trợ từ gia đình sang môi trường công sở hay phải vật lộn đề tìm kiếm một công việc phù hợp khiến không ít người rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến lo lắng, trầm cảm, đau khổ và mất phương hướng.

Không biết bản thân muốn làm gì, bản thân muốn trở thành người như thế nào làm nhiều người trẻ mắc kẹt mãi trong vòng lặp tuổi thiếu niên. Khảo sát trực tuyến trên nền tảng Credit Karma chỉ ra rằng khoảng 30% người trưởng thành thuộc Gen Z vẫn đang sống cùng cha mẹ hoặc người thân thay vì lên kế hoạch tự lập.

chica-cabizbaja-sentada-junto-a-una-ventana_f3592363_1200x1200

Nhiều người trẻ hoang mang khi bước vào độ tuổi trưởng thành (Ảnh minh họa)

Theo đó, đa số cảm thấy bản thân bị sa vào mối bận tâm chi tiêu, nỗi lo vật giá leo thang và các khoản nợ từ thời đại học. Họ bất an đến mức không thể tính toán và định hướng chuyện tương lai của bản thân.

Sự mất mát và những thay đổi hậu đại dịch Covid-19 càng khiến tình trạng tê liệt nhận thức trở nên trầm trọng. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể giúp người trẻ giảm thiểu ảnh hưởng của khủng hoảng tuổi trưởng thành.

Nghiêm túc với bản thân

Cứ mỗi 3 tháng, người trẻ nên kiểm tra xem mình đang ở vị trí nào, hài lòng hay thấy bế tắc với những điều diễn ra xung quanh. Qua đó, họ có thể xác định các khía cạnh cần thay đổi để cải thiện cuộc sống.

Nhà trị liệu tâm lý Byock cho rằng hãy dành nhiều sự quan tâm hơn cho những gì bạn thấy tò mò, hứng thú trong cuộc sống và không nên tự đánh giá thấp các sở thích cá nhân. Đó có thể là khám phá một vùng đất, học ngôn ngữ mới hoặc bắt đầu thói quen trước giờ chưa từng thực hiện.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa đầu tư cho sở thích với sống buông thả. Học cách trân trọng, đầu tư cho đời sống nội tâm của chính mình là cách hữu hiệu giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng tuổi đôi mươi.

e823a698a5f812514bb7d63e881cb7e6-1477827061076-522-0-1022-800-crop-1477827175559-1477878566907

Người trẻ nên dành thời gian cho những sở thích của bản thân (Ảnh minh họa)

Hãy kiên nhẫn

Nhiều người vẫn mặc định thanh thiếu niên phải trưởng thành ngay lập tức khi bước sang tuổi 18 và phải có cuộc việc ổn định, cuộc sống tự chủ sau khi tốt nghiệp ở tuổi 22. Quan điểm này khiến giới trẻ cảm thấy áp lực và phải “chạy đua” để tìm cách đạt được nhiều thành tựu nhất có thể.

Thế nhưng, học cách lắng nghe và phát triển bản thân là hành trình cả đời vậy nên hãy kiên nhẫn. Người trong độ tuổi trưởng thành nên học cách giữ nội tâm bình ổn, bất kể cuộc sống bên ngoài có biến động ra sao. Điều này giúp họ không hoang mang trước sự thay đổi.

Thay vì tìm kiếm những thành công một cách nhanh chóng, người trong độ tuổi đôi mươi nên nghĩ về các mục tiêu dài hạn như nâng cao thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập tự lập và chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Tự hỏi bản thân còn thiếu gì

Hãy kiểm tra lại cuộc sống hàng ngày và đánh giá xem bản thân còn thiếu những gì. Nhà trị liệu tâm lý Byock chia giới trẻ thành nhóm ổn định và nhóm đi tìm ý nghĩa sống.

Người thuộc nhóm ổn định ưu tiên cảm giác an toàn, chắc chắn, thành công trong sự nghiệp và theo đuổi việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, họ luôn có cảm giác trống rỗng và cuộc sống có những khoảng trống không thể lấp đầy.

Ngược lại, nhóm thứ hai thường có đam mê riêng, khả năng sáng tạo mãnh liệt, tìm ra ý nghĩa cuộc đời nhưng gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề thường ngày.

Chuyên gia cho rằng hai kiểu này nên học hỏi lẫn nhau để cân bằng cuộc sống. Những người trẻ cần suy nghĩ về việc tìm kiếm đam mê, cảm giác hứng thú với công việc, cũng như biết cách ổn định cuộc sống.

178pi

Để không rơi vào khủng hoảng, cần học cách cân bằng giữa các yếu tố trong cuộc sống (Ảnh minh họa)

Mạnh dạn thay đổi

Điều quan trọng nhất là phải xác định đúng khía cạnh nào trong cuộc sống mà bạn có khả năng thay đổi. Bất chấp những khó khăn trực chờ xảy đến, độ tuổi đôi mươi vẫn được xem là giai đoạn tự do nhất đời người. Theo chuyên gia Arnett, người trẻ có thể dễ dàng thích nghi nhanh khi thay đổi chỗ ở hoặc nhảy việc. Đó là lý do người trẻ nên quyết đoán hơn khi đứng trước những sự thay đổi.

Đừng vội vàng cầu cứu phụ huynh

Tuổi đôi mươi là giai đoạn chuyển tiếp từ phụ thuộc vào gia đình sang độc lập. Các bạn trẻ nên học cách tin vào chính mình sau nhiều năm sống dựa vào cha mẹ.

Điều này không có nghĩa bạn phải rời xa cha mẹ nhưng bạn có thể xác định được đâu là lúc tự đứng trên đôi chân mình và đương đầu với những khó khăn, trở ngại.

Thay vì cầu cứu cha mẹ khi vấp ngã, hãy thử tự đứng lên trước khi nhờ đến ai đó. Người có thể giải quyết các vấn đề của bạn một cách tốt nhất chính là bản thân bạn.

Phương Anh (Theo The New York Times )  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm