Thứ hai, 07/10/2024 05:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/10/2024 05:00

Kết hôn 2 năm nhưng không thể "gần gũi" chồng

Kết hôn hai năm nhưng người phụ nữ 31 tuổi không thể gần gũi chồng, cứ quan hệ tình dục là bị viêm, ngứa.

Sợ "chuyện ấy" vì dị ứng tinh trùng

Thời gian gần đây, chị Mai (tên nhân vật đã được thay đổi) liên tục bị stress, mất ngủ vì không thể hòa hợp với chồng. Cả hai kết hôn hai năm nhưng chưa có con do không thể quan hệ trọn vẹn.

"Tôi rất yêu chồng nhưng cứ quan hệ là bị ngứa và viêm vùng kín, rất khó chịu", chị nói, thêm rằng tình trạng viêm thường kéo dài vài tuần, ngứa đến mức mất ngủ, bất tiện sinh hoạt, không thể tập trung làm việc. Lâu dần, chị tự ti, ngại gần chồng.

Đáng chú ý, theo chia sẻ của bệnh nhân, tình trạng ngứa, viêm chỉ xuất hiện khi người chồng quan hệ mà không dùng bao cao su.

Sợ làm "chuyện ấy" vì bị dị ứng… tinh trùng (Ảnh minh họa)

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, TS.BS Phan Chí Thành – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cho biết, trường hợp trên bị dị ứng với tinh trùng.

Bên cạnh tinh trùng, chị Mai còn bị dị ứng với băng vệ sinh. Mỗi khi đến ngày đèn đỏ phải sử dụng sản phẩm này, vùng kín của bệnh nhân lại đỏ ửng lên.

Theo BS Thành với người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ có tình trạng dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau.

BS Thành lý giải, tinh dịch là một chất dịch có chứa nhiều thành phần như tinh trùng, các protein, enzyme… Khi tiếp xúc niêm mạc bộ phận sinh dục nữ, các thành phần trong tinh dịch có thể trở thành một dị nguyên (chất gây dị ứng) ở một số phụ nữ có cơ địa dị ứng.

Dị ứng tinh trùng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc (phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng) bên trong ống âm đạo, bên ngoài môi âm hộ hoặc xung quanh hậu môn.

Các triệu chứng của dị ứng tinh trùng bao gồm: phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch (sưng mặt, cánh tay hoặc chân), mẩn đỏ.

"Cá biệt, với các trường hợp nặng, tình trạng dị ứng tinh trùng có thể gây ra các phản ứng toàn thân, thậm chí là sốc phản vệ", BS Thành nhấn mạnh.

Bác sĩ Thành tư vấn cho một bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn vì dị ứng tinh trùng

Đáng nói, với người mắc chứng bệnh này, tinh trùng có thể bị kháng thể của người phụ nữ ức chế, ngưng tụ hoặc bất hoạt, không thể di chuyển vào trong để thực hiện chức năng thụ tinh.

Vì vậy cho dù chị em có cố vượt qua cảm giác khó chịu để quan hệ không dùng bao cao su, vẫn có nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.

Trong trường hợp của chị Mai, theo BS Thành, để thực hiện mục tiêu có con, phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) có thể là một giải pháp hiệu quả.

"Với phương pháp này, tinh trùng của người chồng sẽ được lọc rửa. Thay vì để tinh trùng tiếp xúc trực tiếp với âm đạo (chỗ xuất hiện tình trạng dị ứng) như quan hệ thông thường, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung", BS Thành cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, bơm tinh trùng vào buồng tử cung cũng là phương pháp hay được áp dụng để điều trị vô sinh hiếm muộn do các nguyên nhân như rối loạn xuất tinh, tinh trùng ít, kém di động, dị dạng…

Từ trường hợp của chị Mai, BS Thành khuyến cáo, chị em phụ nữ nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi quan hệ như: lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, mẩn ngứa và rát ở vùng kín, phát ban trên da, buồn nôn, thở khò khè, chóng mặt… cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám.

Thúy Ngà  
Kết hôn 2 năm nhưng không thể 'gần gũi' chồng
Nhận cùng lúc 2 tin 'sét đánh' sau đêm buồn chán vì chia tay bạn gái
Nam thanh niên 22 tuổi mắc 4 loại virus, biết nguyên nhân ai cũng ngỡ ngàng
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Xem thêm