Kê gối cao hay thấp để có giấc ngủ ngon?
Khi thức dậy, một số người cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng, trong khi những người khác nói rằng họ càng ngủ nhiều càng mệt mỏi, thậm chí căng cứng cổ. Điều này có thể do họ đã chọn sai gối.
Gối không phải để đầu của bạn nghỉ ngơi
Nhiều người nghĩ rằng gối được thiết kế cho đầu, nhưng trên thực tế, thiết kế của gối thiên về hỗ trợ cổ. Khi nằm, nên kê gối sao cho hõm cổ, nhất là khoảng sau gáy (khi nằm ngửa) hoặc khoảng giữa mặt và vai (khi nằm nghiêng).
Khi kê đầu lên gối, giữa vai và gối sẽ có một khoảng cách nhất định, điều này sẽ khiến cột sống cổ bị treo lơ lửng trên không, các cơ cổ không được nghỉ ngơi dẫn đến căng cơ, đau nhức, thậm chí là khó khăn trong giấc ngủ.
Gối nên kê cao hơn hay thấp hơn?
Trên thực tế, việc sử dụng gối có độ cao không phù hợp trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn dễ gây tổn thương cột sống cổ, gây đau mỏi cổ. Hơn nữa, gối quá cao sẽ làm cho tim cung cấp máu lên não khó khăn, vô hình trung đã tăng thêm gánh nặng cho tim.
Các bác sĩ đưa ra khuyến cáo rằng, khi bạn nằm gối quá thấp, lượng máu lên não sẽ nhiều quá dẫn đến nguy cơ mạch máu bị sung huyết gây sưng mặt và mí mắt bị “húp” vào sáng hôm sau.
Ảnh minh họa.
Nằm gối thấp liên tục sẽ dẫn đến cơ cổ bị chùn, xương sống cong, nguyên nhân chính gây ra việc đau cổ, cứng khớp hay hoa mắt, chóng mặt khi ngủ dậy. Ngoài ra, việc ngủ gối quá thấp hoặc không dùng gối sẽ khiến cổ bị ngửa lại phía sau, xương cổ từ đó cũng bị ảnh hưởng, không đảm bảo được cong tự nhiên của cột sống.
Chiều cao gối thích hợp có thể giữ cho vai và đầu ở cùng một mức và giảm cong cổ. Để có giấc ngủ ngon, nên giữ đầu ngang với thân khi nằm ngửa và đặt gối sau cổ ở độ cao cho phép đầu duy trì tư thế hơi nghiêng.
Cụ thể, 10-12 cm là phù hợp với người lớn, khi nằm ngửa thì chiều cao của gối là 1 quả đấm của chính mình; khi nằm nghiêng, độ cao của gối là độ cao của 1 quả đấm cộng với độ dày của lòng bàn tay). Trẻ khoảng 8 tháng tuổi nằm 1-3 cm, trẻ sơ sinh không cần gối.
Thế nào là 1 chiếc gối tốt?
Ảnh minh họa.
Kích thước gối: Chiều dài dài hơn chiều rộng vai một chút và chiều rộng lớn hơn 30 cm, chiều dài gối dành cho người lớn được khuyến nghị là từ 40 đến 60 cm (dài hơn khoảng 15 cm so với chiều rộng vai của người dùng), chiều rộng không nhỏ hơn 30 cm, để đảm bảo rằng nó luôn có thể được hỗ trợ trong khi ngủ.
Hình dạng gối: Thấp ở giữa và cao ở hai đầu. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại gối, đa số là dạng phẳng, tuy hình thức gối đẹp nhưng không phù hợp với độ cong sinh lý của cột sống cổ.
Hình dạng gối lý tưởng là thấp ở giữa, cao ở phía trước và thấp ở phía sau. Hình dạng này có thể sử dụng phần lõm ở giữa để duy trì đường cong sinh lý của cột sống cổ.
Ảnh minh họa.
Lõi gối: Độ cứng vừa phải, độ thoáng khí tốt, lõi gối không nên quá cứng, gối cứng có diện tích tiếp xúc với đầu nhỏ sẽ làm tăng áp lực, khiến da đầu khó chịu, ngược lại, gối quá mềm sẽ gây cảm giác khó chịu, cơ cổ dễ bị mỏi và cũng không tốt cho giấc ngủ. Do đó, lõi gối nên hơi mềm mà không làm mất đi độ cứng nhất định.
Lưu ý, nên thay gối 6 tháng/lần, dài nhất cũng không quá 2 năm.
-> Thức giấc giữa đêm khó ngủ lại: Dấu hiệu bệnh tật, khắc phục được nhờ 2 thói quen