Thứ bảy, 09/11/2024 23:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 12/12/2023 05:00

Huyền tích cây đa hơn 800 năm tuổi tại ngoại thành Hà Nội

Cây đa đại thụ tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội được cho có tuổi đời hơn 800 năm, gắn liền với những huyền tích được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

"Đại thụ" kỳ vĩ xứ Đoài

Cây đa khổng lồ tọa lạc trên đê tả sông Đáy thuộc địa phận làng Tiền (xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội). Đứng nhìn từ gốc, thân cây ước cao gần 40m, thân cây lớn đến mức phải hơn 30 người ôm mới hết với cành lá xum xuê tỏa bóng mát che phủ nên quanh năm những người dân đi qua đây đều hưởng bóng cây mát rượi.

Dưới gốc cây là những hang, hốc to đến mức người ta có thể giăng võng nằm. Từ bao đời nay, do vị trí cây đa ở đầu làng, có tán cây xòe rộng, tạo bóng mát, nên dân làng khi đi làm đồng về thường dừng lại nghỉ chân, uống nước. Những ngày hè nóng bức người dân trong làng thường ra ngồi tụ tập, hóng gió, nghỉ ngơi.

Cay-da-vien-noi (5)
Cây đa khổng lồ ở xã Viên Nội có tán xòe rộng, tạo bóng mát nên dân làng khi đi làm đồng về thường dừng lại nghỉ ngơi.

Theo lời các cụ cao tuổi trong làng, cây đa làng Tiền gắn bó, thân thuộc với người dân địa phương từ bao đời nay. Nó là minh chứng rõ nét nhất cho sức sống trường tồn, là nơi ghi dấu và chứng kiến và trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử vùng đất và con người địa phương.

Cụ Trần Văn Biên - nguyên Hội trưởng hội người cao tuổi xã Viên Nội, Ứng Hòa, Hà Nội cho biết, khi còn nhỏ, cụ đã thấy cây đa với những rễ, gốc sừng sững ở đầu làng. Ngay thời ấy, các cụ cao tuổi cũng không biết chính xác tuổi của cây.

Trước năm 1945, khi đó còn thuộc Pháp, quan Tổng đốc Hà Đông đi qua đây, thấy cây đa to nên có ngồi nghỉ lại và có hỏi người dân về gốc tích của cây đại thụ này. Khi nghe người dân nói rằng không biết cây đa có từ bao giờ, lại sợ rằng nếu cứ để cây đa như vậy thì khi nước lũ lên, rễ cây ăn xuyên qua sẽ làm hỏng thân đê nên quan Tổng đốc Hà Đông mới triệu chánh phó lý, cường hào trong xã đến và ra lệnh chặt cây đa. Nghe lệnh quan trên như vậy, các chánh lý, cường hào trong xã quyết định triệu tập hết dân làng trong xã đến và truyền đạt lại mệnh lệnh trên giao.

Khi đó, dân trong vùng cùng tâu với quan trên rằng nay lệnh quan đã truyền xuống như vậy thì dân làng cũng sẵn lòng đồng ý chặt đi để bảo vệ đê. Sau đó, có một cụ già đứng ra làm đại diện cho dân làng đưa cho quan Tổng đốc một con dao và rằng mời quan chặt vào gốc đa ba nhát và tuyên bố nếu cứ để gốc đa như vậy thì sẽ gây hại, có thể vỡ đê thì dân làng sẵn sàng vâng mệnh quan mà chặt hạ cây ngay lập tức.

Cay-da-vien-noi (3)
Dưới gốc đa có một ngôi miếu nhỏ được xây dựng từ lâu.

Nghe người dân nói như vậy, quan Tổng đốc không dám chặt vào thân cây, đành lặng thinh suy nghĩ một lúc rồi lên kiệu hạ lệnh đi ngay. Sau đó, lấy lý do vì đến cả quan trên cũng sợ không dám chặt thân cây nên cả làng, cả tổng cũng không ai dám đụng vào để khước từ tuân lệnh chặt cây để bảo vệ đê.

Vào khoảng tháng 4/1952, khi đó khu vực này là vùng tề của giặc Pháp đóng tại bốt Ba Thá - Miếu Môn. Do thường xuyên bị quân ta quấy đảo khiến chúng ăn không ngon, ngủ không yên. Biết tại đây có lực lượng du kích nên khi đi càn qua khu vực này, giặc Pháp có bắt 6 người dân trong xã đang vun trồng mía ở ven chân đê.

Cay-da-vien-noi (6)
Đứng nhìn từ gốc, thân cây ước cao gần 40m, thân cây lớn đến mức phải hơn 30 người ôm mới hết với cành lá xum xuê

Khi bắt 6 người dân, tướng giặc là tên quan Một có tên là Măng - Đen bắt tất cả xếp hàng rồi bắn chết toàn bộ ngay dười gốc đa. Trong số 6 người bị bắn chết, có một du kích địa phương. Sau này, ngay gốc đa người dân đã xây một ngôi miếu nhỏ để khi đi làm đồng qua gốc đa để cầu khấn cho vong linh người xấu số siêu thoát.

Các cụ cao niên trong làng cho biết, so với trước đây đường kính của gốc đa đã nhỏ đi rất nhiều do mưa nắng, mục nát và sự tàn phá của con người. Thậm chí trước đây, cây đa này to đến nỗi từ phía dưới Cầu Lão cách đây khoảng 7km bằng mắt thường vẫn có thể nhìn thấy ngọn cây.

Những huyền tích quanh “đại thụ”

Về nguồn gốc của cây đa khổng lồ này đến nay vẫn còn nhiều huyền tích độc đáo. Theo lời người xưa truyền lại, khi đắp con đê sông Đáy này vào khoảng thời nhà Trần khoảng năm Chính Bình (1244) đời vua Trần Thái Tông, trước đây tại khu vực này có một cụ bà chuyên mở hàng nước bán ở đây cho dân phu đắp đê. Do thấy bà cụ ngày ngày ngồi bán nước tại đây nắng nóng nên cụ ông chồng bà bèn đem một cành đa đến cắm trên mặt đê để che làm bóng mát, từ đó cành đa phát triển thành nơi để khách đi đường nghỉ ngơi thuận lợi.

Tuy nhiên, theo lời của cụ Trương Hồng Diễn - một người dân ở làng, cây đa này gắn liền với lịch sử và những huyền tích xung quanh cuộc đời nhân vật tiến sỹ Nguyễn Danh Thế (1572 - 1645). Ông là danh thần thời Lê Trung hưng. Ông là người làng Vân Nội, huyện Chương Đức (nay là thôn Viên Nội, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây). Năm 23 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, ông được đưa vào làm Hàn Lâm viện hiệu thảo.

Cay-da-vien-noi (4)
Theo các cao niên tại địa phương, xung quanh gốc đa khổng lồ này có nhiều huyền tích đặc biệt.

Ít lâu sau, gia đình có tang lớn, ông xin về quê. Hết tang ông lại được vời ra làm Hiến sát sứ Sơn Tây, rồi về làm Hộ khoa đô cấp sự trung, Bồi tụng ở phủ Chúa Trịnh. Năm 1606, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Năm 1609, ông tham gia đánh tàn quân Mạc. Năm 1618, lại làm Đô ngự sử.

Năm 1623, nhờ công dẹp loạn Trịnh Xuân, ông được phong Thượng thư bộ Công, năm 1625 thăng Thiếu bảo, năm 1626 làm Thượng thư bộ Hình, năm 1629 được phong Đường quận công, sau đó làm Tham tụng ở phủ Chúa. Năm 1640, ông được cử coi việc ở Đông Các, Thượng thư bộ Lễ, coi giữ kinh sử.

Theo sử sách còn ghi lại, ông là người ngay thẳng, giỏi chính trị, làm quan khắp trong ngoài trấn suốt 50 năm, khi mất được tặng Thái phó, thụy là Văn Trung. Trong thời gian tiến sỹ Nguyễn Danh Thế đi sứ Trung Quốc, do những hiềm khích từ trước với vị quan nghè ở Tuy Lai (Mỹ Đức, Hà Nội ngày nay) đã tìm cách "nắn" lại con đê để ngăn đường thăng quan, tiến chức của tiến sỹ Nguyễn Danh Thế.

Dai-thu06

Cây đa làng Tiền đã chính thức được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam ngày 25/2/2023 (Ảnh: VACNE)

Cụ Trịnh Văn Dân một cao niên nhiều năm sinh sống ngay dưới gốc đa cũng khẳng định, trước đây tuyến đê sông Đáy không phải như hiện nay mà đã được "chia" thành 2 nhánh khác nhau và đó có thể chính là dấu tích còn sót lại của mối hiềm khích giữa quan tướng công Nguyễn Danh Thế và vị quan nghè ở Tuy Lai (Mỹ Đức) kia.

Người dân trong làng cho rằng trước đây cây đa chỉ nằm ở rệ chân đê và sau này khi bồi lấp thì cây dần dần mọc lan theo và nằm trên mặt đê như hiện nay và cây đa này phải có tuổi thọ hàng nghìn năm. Điều này trong gia phả của một dòng họ thuộc phủ Chương Đức xưa (nay là Chương Mỹ, Hà Nội) có ghi lại.

Cụ thể, khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010), khi đi qua sông Đáy đoạn qua phủ Viên Nội ngày nay, người dân biết tin đã tụ tập nhau ở dưới gốc đa rồi kéo nhau ra bến sông đứng bái vọng thuyền rồng của vua. Ngoài ra, dưới gốc cây đa trước đây, theo lời các cụ xưa truyền lại rằng có một tấm bia bằng đá xanh mà nhiều người gọi là "Bia Hạ Mã" cũng ghi rõ điều này.

Sau những lần đo đạc, khảo sát đánh giá, các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) xác định cây đa làng Tiền đã có tuổi thọ hơn 800 năm tuổi.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận định, cây đa làng Tiền là một trong những cây Đa cổ thụ khổng lồ, quý hiếm và hùng vĩ bậc nhất xứ Đoài.

Ngày 25/2/2023, cây đa làng Tiền đã chính thức được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo lãnh đạo UBND xã Viên Nội (huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội), dưới gốc cây đa cổ thụ còn in đậm những dấu chân của các bậc tiền nhân, là nơi nhiều người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm để bảo vệ quê hương giàu đẹp như ngày nay.

Nhóm PV  
Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng
Đất nước trong thế giới phẳng hiện nay chỉ khác biệt về văn hoá
Có gì đặc biệt trong chiếc đồng hồ cơ đeo tay mỏng nhất thế giới?
 Người lao động Hà Nội được hỗ trợ đưa đón, vé tàu xe về quê dịp Tết 2025
Từ Việt Nam, VinFuture góp phần định hình tương lai khoa học toàn cầu
'Mùa đông bớt lạnh giá nhờ những tấm lòng của Gia đình Việt Nam'
Cựu chiến binh trồng cây nông nghiệp thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
GS. Gurdev Singh Khush: “Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt”
Hiện tượng DANA là gì, nguy hiểm thế nào?
GS. Jens Juul Holst - Hành trình từ VinFuture đến Time 100
Cuộc sống ở ngôi làng của những người mất trí nhớ
 Chỉnh trang cảnh quan Phú Quốc: Chính quyền quyết liệt, người dân hưởng lợi
Bé gái làng Nủ được cứu sống kỳ diệu
 Sasco trồng cây xanh góp phần bảo vệ rừng thông Đà Lạt
Mẹ bé Hải An hiến giác mạc cứu người: '6 năm trôi qua nhưng luôn cảm thấy con bên mình'
Bé gái 9 tuổi đoạt giải nhiếp ảnh gia thế giới
'Vua ramen' ăn hơn 10.000 gói mì trong 30 năm
Người khôn ngoan chia sẻ 3 điều và tuyệt đối không tiết lộ 5 thứ khi dùng mạng xã hội
Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween
Đâu là bạn đồng hành cùng người lao động vượt qua sự khắc nghiệt nơi công trường?
Xem thêm