Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất hay gặp, giao động khoảng 5% dân số đặc biệt là giới nữ, đây là một tình trạng mãn tính bạn cần phải kiểm soát dài hạn.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là Irritable Bowel Syndrome IBS) là tình trạng rối loạn chứng năng ở hệ thống ruột đại tràng, khi khám không phát hiện tổn thương thực thể.
Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi: Viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt. Bệnh thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, có tiền sử nhất định hoặc rối loạn về tâm lý.
Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi (Ảnh minh họa)
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Theo Bác sĩ/Thạc sĩ Trần Quốc Khánh- Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết:
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích bao gồm các thể chính: đau bụng, táo bón và tiêu chảy.
+ Đau bụng: Đau không có đặc điểm gì cụ thể, không có vị trí nhất định, có thể đau dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Nhiều trường hợp cũng có thể đau do lạnh bụng.
Cảm giác đau có thể chỉ diễn biến 2-3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày triền miên, một tháng có thể đau vài lần nhưng cũng có người bệnh nhiều tháng mới đau một lần.
Ảnh minh họa
+ Táo bón và tiêu chảy: Phân táo thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân. Một điểm cần lưu ý là phân trong trường hợp này không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn không phải là hội chứng ruột kích thích.
Ngoài các triệu chứng chính kể trên, các rối loạn khác có thể gặp phải là:
+ Tức nặng bụng dưới, chướng hơi, người mệt, không muốn ăn. Thông thường những người bị bệnh này kéo dài nhiều năm.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh đã được xác định:
Ảnh minh họa
+ Stress: Trạng thái căng thẳng thần kinh do suy nghĩ, lo âu quá nhiều khiến các triệu chứng xuất hiện hoặc biểu hiện nặng hơn.
+ Thực phẩm: Hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, những người hay ăn đồ tanh hoặc bánh ngọt, sữa dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
+ Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh
+ Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
+ Tiền sử gia đình.
Cách chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Do các triệu chứng không đặc hiệu, hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán chủ yếu bằng phương pháp loại trừ.
Khi bệnh nhân đau kích thích đường ruột phía dưới, đau âm ỉ phần đường ruột kèm theo rối loạn táo bón và tiêu chảy. Khi đi soi đại tràng, xét nghiệm phân và siêu âm ổ bụng không thấy có tổn thương đặc biệt như: không có viêm loét đại tràng, không có u cục nghĩa là hệ thống đại tràng bình thường nhưng vẫn đi ngoài liên tục, vẫn đau bụng âm ỉ từng cơn đặc biệt liên quan đến ăn uống và tâm lý thì đó là loại trừ các nguyên nhân khác thì mới nghĩ đến hội chứng ruột kích thích.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Xét nghiệm phân.
Chụp khung đại tràng.
Soi trực tràng và đại tràng.
Sinh thiết trực tràng hoặc đại tràng sau đó BS sẽ tư vấn và kê đơn thuốc để điều trị.
Dự phòng hội chứng ruột kích thích
+ Chế độ ăn uống khoa học
Ăn đúng giờ vào một khung giờ nhất định. Những người có rối loạn về tiêu hóa, dạ dày hoặc đại tràng thì nên ăn vào một giờ nhất định như: 7h sáng, 12h rưỡi trưa, 7h tối.
Không được thỉnh thoảng bỏ bữa sáng hoặc bỏ bữa tối.
Cân bằng 4 thành phần: Bao gồm đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ + vitamin khoáng chất.
+ Uống nhiều nước
+ Cần cung cấp đầy đủ nước giúp ổn định đường tiêu hóa.
+ Nhai kỹ, ăn từ từ, không nên ăn quá no
+ Tránh các thức phẩm khó tiêu, đầy hơi, kích thích đường tiêu hóa
Ví dụ: Có những người có rối loạn về hội chứng ruột kích thích là có một số thức ăn nhất định không ăn được, ăn vào là có vấn đề (như tôm, đồ tanh...) nên hạn chế và kiêng.
+ Bổ sung nhiều chất xơ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả như chuối rất nhiều chất xơ và tránh các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm lạ, kích ứng.
+ Tránh các chất kích thích rượu, bia, cà phê
+ Không ăn đồ ăn quá lâu, để qua đêm
+ Sử dụng thuốc tiêu chảy và nhuận tràng theo kê đơn của bác sĩ
+ Tập thể dục đều đặn thường xuyên: Nên tập yoga bộ môn phù hợp nhất với người bị hội chứng ruột kích thích.
+ Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi sáng
+ Thiền giúp giảm stress
+ Làm sạch đại tràng định kỳ bằng dung dịch cà phê
+ Thận trọng khi uống kháng sinh: Bị viêm đường tiết niệu, sâu răng, viêm tai hoặc nhiễm trùng khi dùng kháng sinh cần cân nhắc nếu sử dụng bữa bãi sẽ dẫn đến tình trạng đường ruột nghiêm trọng hơn.
BS Khánh nhấn mạnh đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, vì vậy cần phải nắm rõ những biện pháp dự phòng trên. Tuy bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
-> Bí quyết giúp tăng sức đề kháng trong mùa dịch COVID-19