Thứ sáu, 22/11/2024 19:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 24/07/2021 06:30

Bí quyết giúp tăng sức đề kháng trong mùa dịch COVID-19

Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể được coi là “vũ khí” hữu hiệu để đánh bại "kẻ thù" COVID-19

Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Dưới đây là bí quyết bảo vệ sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng, phòng chống lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại dịch bệnh, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

bi quyet 3

Cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Vitamin A

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà,…

Vitamin E

Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

Vitamin C

bi quyet 1

Ảnh minh họa

Vitamin C có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu bổ sung đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… đến các trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

Vitamin D

Vitamin D tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…

Vitamin nhóm B

Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…

Sắt

Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Thiếu sắt, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

Kẽm

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..

Selen

Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra, selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19.

bi quyet 2

Nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.

Tiếp đó, số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:

+ Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

+ Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.

+ Nhóm thịt các loại, cá, hải sản: cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

+ Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.

+ Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.

Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

Biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

bi quyet 7

Ảnh minh họa

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe.

+ Suy nghĩ tích cực

+ Chăm chỉ thể dục thể thao tại nhà

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

+ Giữ gìn môi trường làm việc và nhà ở luôn khô thoáng, sạch sẽ

+ Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài

+ Tránh tiếp xúc và tập trung đông người

+ Ngủ đủ giấc

+ Sống lành mạnh

-> 9 loại nước uống tăng sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh đường hô hấp

Xem thêm: Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm