Thứ năm, 17/04/2025 07:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 08/07/2021 19:00

Hay quên có phải là bệnh?

Chứng hay quên thường xuất hiện ở người cao tuổi, tuy nhiên còn gặp ở cả những người trẻ tuổi, thậm chí là lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Bệnh hay quên là gì?

Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não, nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.

hay quen

Hay quên là triệu chứng bệnh ngày càng phổ biến hiện nay ở người cao tuổi lẫn người trẻ (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên

Bệnh hay quên đối với người lớn

Chứng hay quên có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Khi lớn tuổi, những thay đổi xảy ra trong tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Một số người phải mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ hoặc hay quên những việc họ đã làm. Đây thường là dấu hiệu của sự lãng quên nhẹ, không phải vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh hay quên dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bệnh này diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác, thường dẫn đến các bệnh sa sút trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer.

Bệnh hay quên đối với người trẻ

Theo thống kê mới nhất, có đến 20-30% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Ở người trẻ, não bộ bình thường nhưng mắc chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, làm nhiều việc cùng một lúc… khiến họ không thể tập trung, chú ý, không ghi nhớ hết sự việc cần phải nhớ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Các nguyên nhân gây hay quên và mất tập trung ở người trẻ:

Làm việc căng thẳng

hay quen 2

Stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hay quên (Ảnh minh họa)

Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm...

Do các bệnh lý

Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng bệnh hay quên.

Bệnh ở não và chấn thương não

Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và bệnh hay quên.

Triệu chứng của bệnh hay quên

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp. Các triệu chứng của bệnh hay quên có thể là:

+ Người bệnh thường xuyên hỏi những câu giống nhau và bị lạc ở những nơi quen thuộc.

+ Người bệnh không thể ghi nhớ và làm theo các hướng dẫn, bị mất phương hướng về thời gian, con người và địa điểm.

+ Họ cũng ít quan tâm đến sự an toàn, vệ sinh và dinh dưỡng của bản thân.

+ Người mắc bệnh hay quên có những thay đổi nghiêm trọng về trí nhớ, nhân cách và hành vi, nặng hơn có thể bị mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng.

Ở bệnh Alzheimer, các triệu chứng bắt đầu chậm rãi và trở nên nặng hơn. Ở bệnh sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, những cơn đột quỵ nhỏ hoặc những thay đổi trong việc truyền máu cho não có thể làm cho những triệu chứng bắt đầu đột ngột. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra sự sa sút trí nhớ này.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

hay quen 3

Ảnh minh họa

Điều trị bệnh hay quên bằng cách nào?

Bệnh hay quên do lão hóa không cần điều trị. Người bệnh có thể tập thể dục trí não, sống vui vẻ, thoải mái, bớt lo lắng, suy nghĩ đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá sẽ giúp cải thiện trí nhớ.

Đối với các bệnh lý như Alzheimer, sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và khám lại theo hẹn để tránh bệnh trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc để điều trị như stress, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ.

Ngoài ra, người bệnh cần kiểm soát các bệnh về gan, thận, rối loạn chuyển hóa Lipid, tiểu đường để ngăn ngừa các bệnh về đột quỵ gây ảnh hưởng cho não.

-> Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn bị stress?

Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh trầm cảm (Nguồn: H1)

Hoàng Ly (T/H)  
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Chủ quan khi thấy tê mặt trái, nam thanh niên bị méo xệch miệng sau 3 ngày
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Chủ quan đau răng không ngờ bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nguy kịch
Cứu sống bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
Phát hiện bé 10 tháng tuổi mắc chứng tim bẩm sinh qua dấu hiệu nhiều trẻ gặp phải
Nhập viện gấp sau khi đắp kiến ba khoang để chữa ngứa
Khám viêm gan B bất ngờ phát hiện mắc ung thư thực quản
Cụ ông 87 tuổi bị u phì đại tiền liệt tuyến
Xem thêm