Thứ sáu, 04/10/2024 01:20     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 03/07/2014 10:02

Hành trình đi tìm hạnh phúc

Chính xã hội với những suy nghĩ “tôi phải có”, “tôi cần sở hữu” đang hủy hoại thế hệ trẻ. Chỉ vì quá tham lam, quá dại khờ, quá vô minh cho nên người ta mới không thấy được hạnh phúc, hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại.

Một chuyên gia tâm lý Việt Nam từng khẳng định “nhiều trẻ đang bị ‘bỏ đói” về tư vấn tâm lý và rất cô đơn. Năm 2006, người ta ghi nhận 3 vụ tự tử tập thể và hàng chục vụ tự tử cá nhân ở lứa tuổi học sinh.

Có nhiều nguyên nhân, có nhiều cách lý giải, nhưng liệu có giải pháp nào cho tình trạng “thiếu hạnh phúc”, không chỉ ở nước ta mà theo dự đoán của Tổ chức Y tế thế giới thì trên toàn cầu, trẻ em gặp vấn đề tâm thần sẽ tăng lên 50% vào năm 2020?

Hạnh phúc tìm ở đâu?

Theo kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Mùi và các cộng sự thuộc khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội trên 546 học sinh Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) về thái độ và suy nghĩ của các em đối với cuộc sống hiện tại thì tỷ lệ học sinh cảm thấy “rất hài lòng và yên tâm”, chỉ chiếm tỷ lệ 3,2% (!). Hơn 96% còn lại đều băn khoăn, lo lắng ở những mức độ khác nhau.

hanh-trinh-di-tim-hanh-phuc-giadinhonline.vn 1

Làm sao để mag lại hạnh phúc cho các em?

Qua phỏng vấn, tìm hiểu phân tích, nhóm nghiên cứu ghi nhận có đến 27,75% các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với người khác, dù đó là cha mẹ, bạn bè hay thầy cô. 89% cho rằng phải chịu sức ép từ gia đình, và 54% nghĩ rằng cha mẹ không hiểu mình; cá biệt đến 17,6% mất niềm tin vào cha mẹ. Phản ứng của các em thật đáng ngạc nhiên, khi 44% chọn biện pháp “âm thầm chịu đựng”. Đây là nguy cơ tích tụ những xúc cảm tiêu cực lâu ngày dễ bùng nổ, bộc phát thành những hành vi khôn lường : tự tử, phạm pháp…

Còn cha mẹ các em, những người lớn, liệu họ có hạnh phúc hơn không? Hay chính họ cũng lao vào những cuộc mưu sinh với bao lo toan, dằn vặt. Trong một bài phỏng vấn, Đức Đạt Lai Lạt Ma, bác sĩ Howard Cutler cho biết, ông đã đọc một bản điều tra cho thấy gần phân nửa công nhân Mỹ không thoải mái khi làm việc. Họ không hạnh phúc với công việc của mình. Còn theo một tổ chức phi lợi nhuận tiến hành cuộc điều tra riêng của mình, con số những người cảm thấy thoải mái với công việc hạ xuống còn 8% trong 6 năm qua (!).Đấy là chuyện trên đất Mỹ. Còn chúng ta thì cũng chẳng khác bao nhiêu!

Để chuyện người lớn sang một bên, chúng ta hãy tự hỏi : “Vậy thì hạnh phúc tìm nơi đâu?”

Hạnh phúc là cuộc hành trình

Theo Alfred d` Sousa thì “Hạnh phúc trên cuộc hành trình, chứ không phải là đích đến” (Happiness is a journey, not a destination). Theo Richard Layard, giáo sư Kinh tế đại học London: “Hạnh phúc là cảm giác rất đẹp, hưởng thụ cuộc đời và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời…Vật chất – thứ làm chúng ta vất vả hàng ngày – lại không góp phần bao nhiêu vào cảm giác đó”. Nghiên cứu của UNICEF về trẻ em ở 21 quốc gia phát triển cho thấy trẻ em ở Anh ít hài lòng với cuộc sống của mình nhất. Và ông đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy: “Bài học Hạnh phúc”.

Cũng theo vị giáo sư này thì xã hội với những suy nghĩ “tôi phải có”, “tôi cần sở hữu” đang hủy hoại thế hệ trẻ. - Trẻ em không có được những người mà chúng có thể tin tưởng và tâm sự”.

Nói như Đức Đạt lai Lạt Ma thì quan điểm của chúng ta về tiền bạc quan trọng hơn số tiền mà chúng ta làm ra. Trong việc chúng ta đeo đuổi hạnh phúc, thì những nguồn lực nội tâm luôn đảm nhận một vai trò lớn lao hơn so với những nguồn lực vật chất.

Thế thì trẻ em, thanh thiếu niên trong lứa tuổi “teen” kia làm sao tạo dựng được hạnh phúc khi nhận thức các em về cuộc đời còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm.

Có người nói hạnh phúc là một danh từ hoa mỹ không có thực chất, người ta chỉ có nhiều ao ước mà không bao giờ đạt tới được. Tôi thấy điều đó không đúng, và tôi nghĩ rằng chỉ vì quá tham lam, quá dại khờ, quá vô minh cho nên người ta mới không thấy được hạnh phúc, hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại” (Nhất Hạnh, Nói với tuổi hai mươi ).

hanh-trinh-di-tim-hanh-phuc-giadinhonline.vn 2

Hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại

Hạnh phúc nằm ngay trên đường chúng ta đi hôm nay, một dòng sông, một con suối, quả núi ven đường, cũng đều đáng cho chúng ta nhìn ngắm, cần gì phải đến nơi mới hạnh phúc. Ta sống và trân trọng từng ngày trong yêu thương. “Nếu khám phá và hiểu biết là một nguồn hạnh phúc, thì thương yêu cũng là nguồn hạnh phúc…hạnh phúc về phương diện tình cảm là yêu thương và được yêu thương…(Nhất Hạnh: Nói với tuổi hai mươi ).

Yêu thương ai? Một bà mẹ ngọt ngào như dòng suối, một buổi mai thơm mát và lành mạnh, một người bạn có thể trao đổi tâm tình…một cuốn sách chứa đầy một kho hiểu biết…Thế nên “Yếu tố lớn nhất để tạo nên hạnh phúc là ý thức về hạnh phúc. Có những kẻ sống trong thiên đường mà không biết…Yếu tố thứ nhì là biết rõ con người mình có những nhu yếu nào trong lãnh vực khám phá, thương yêu và hướng về sự thực hiện những nhu yếu ấy…Sức khỏe trí tuệ và tình thương, những hoa trái gặt hái được sẽ là dấu hiệu của hạnh phúc chân thực…( Nhất Hạnh: Nói với tuổi hai mươi).

Khi vươn ra ngoài cái vỏ kén chật hẹp đầy những nghi kỵ, bực dọc, cô đơn của lòng mình, thoát khỏicái bản ngã nghèo nàn của mình, chúng ta dễ sống chan hòa cùng tha nhân, thể nhập với cộng đồng, sống có trách nhiệm hơn với chính mình, gia đình và xã hội.

Chúng ta phải làm gì?

Hướng tuổi trẻ đến bến bờ hạnh phúc hay tạo cho các em nhiềm vui trên đường đi tới là nhiệm vụ không chỉ của nhà trường mà bắt đầu của cha mẹ. Gia đình vì không ai thay mặt cho cha mẹ bày tỏ lòng yêu thương các em ngay từ lúc đầu đời và cả cho đến lúc trưởng thành. Điều bất hạnh là các bậc cha mẹ thường nhân danh tình yêu và hoài bão lớn lao của chính mình mà cố ép các em phải trở thành “ông kia, bà nọ” trong xã hội, vô tình gây ra một sức ép lớn lao không cần thiết và rất tai hại.

Dành thời gian để tâm sự, lắng nghe con cái trở thành một tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng cuộc sống. Theo UNICEF, khi chúng ta ném đi tuổi thơ của các em qua những giáo trình dày cộm, những buổi học nặng nề, để rồi mức độ trầm cảm ngày một gia tăng khiến các em cảm thấy cách ly khỏi thế giới bên ngoài thì trước mặt là sách vở, bài làm và …máy tính. Thầy cô và các nhà quản lý giáo dục phải biến học đường trở thành nơi đáng để đến, là những trạm dừng chân trên cuộc hành trình hạnh phúc ấy. Ở đó phải là những ngày tháng tràn ngập tiếng cười và kỷ niệm...

hanh-trinh-di-tim-hanh-phuc-giadinhonline.vn 3

Tuổi thơ phải là những ngày tháng tràn ngập tiếng cười và kỷ niệm.

Nội dung các bài học hạnh phúc có thể trong môn đục, giáo dục công dân, hay kỹ năng sống và làm việc, trong cả những môn Văn hay Lịch sử, Triết học, như môn tâm lý học ngày xưa vậy. Nói như Hòa thượng Nhất Hạnh: “Tâm ta là chủ động và tất cả vạn sự này tùy thuộc lớn lao ở nhận thức. Em hãy tươi cười. Hiên ngang trong tự do, Em hãy lên đường”.

Vâng, chuyến đi của các em tự nó đã là hạnh phúc.

Tags:
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm