Thứ hai, 20/05/2024 19:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 15/06/2018 20:54

Hà Tĩnh: Đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Đền Chiêu Trưng"

Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Chiêu Trưng vừa được diễn ra tại Hà Tĩnh.

Ngày 15/6 (tức mùng 2-5 Âm lịch), tại thị trấn Thạch Hà, UBND huyện Thạch Hà đã phối hợp với huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Chiêu Trưng.

35265888_1658013237647154_6437033547130732544_n

Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa ph vật thể quốc gia "Lễ hội Đền Chiêu Trưng".

Trước đó, ngày 20-6-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công bố Lễ hội Đền Chiêu Trưng đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đền Chiêu Trưng (hay còn gọi là lễ hội Đền Lê Khôi) được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 3/5 âm lịch hàng năm.

Từ lâu, lễ hội đã trở thành một nếp sống, nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống, gắn bó mật thiết của người dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển Thạch Bàn, Thạch Hải (huyện Thạch Hà) và xã Thạch Kim, Mai Phụ (huyện Lộc Hà).

35299915_1658013270980484_6808219434193256448_n

Hàng trăm người được huy động từ các cơ quan, đoàn thể tham gia phục vụ lễ hội.

Thông qua lễ hội, người dân vừa tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc danh tướng Lê Khôi vừa cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, làm ăn gặp nhiều thuận lợi; đồng thời cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi bám biển luôn được bình an, cá mực đầy thuyền...

Hàng năm để Lễ hội Đền Chiêu Trưng diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng trọn vẹn suốt trong 3 ngày liền, chính quyền huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà, Ban Quản lý Đền Lê Khôi cùng chính quyền và nhân dân 4 xã bãi ngang ven biển chuẩn bị rất chu đáo mọi thứ từ trước đó 2 tháng.

Theo Ban quản lý đền Lê Khôi: Lễ hội đền Lê Khôi đã tồn tại hơn 500 năm và đến nay vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Trong lễ hội, lễ rước kiệu được chuẩn bị công phu, mỗi đoàn rước có hơn 100 người, đi bằng 5-7 thuyền/đoàn và đều được trang trí cờ hoa. Trong đoàn, nữ giới mặc áo dài, đầu đội khăn xếp. Nam giới mặc quần áo binh lính màu vàng có chỉ nẹp giải đỏ, đội nón gõ sơn (gỗ gõ ghép thành nón, phết sơn), mang kiếm, đao, chùy, giáo đi đầu đoàn rước. Nữ giới đội mâm trầu cau, hoa quả; nam giới gánh kiệu, trong đó có 2 người mang kiếm ngũ sự, những người có tang không được tham gia rước kiệu. Trong đoàn rước còn có phường bát âm nhạc lễ, tàn, lọng, cờ, đồ tế khí… Thuyền của dân làng lân cận và ngư dân các nơi thường ra vào Cửa Sót và đoàn thuyền rồng tham gia thi bơi cũng tham gia đoàn rước.

35268146_1658013467647131_4626934290494521344_n

Lễ đón rước Bằng chứng nhận từ trên bờ xuống dưới thuyền.

Hàng chục cô giáo quỳ gối, khóc lóc trước trường mầm non.

Huy Hùng  
Giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Xem thêm