Thứ năm, 28/11/2024 08:35     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/08/2014 07:27

GS danh tiếng nói gì về đơn kiện của ĐH Tôn Đức Thắng?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng TP HCM đã rút đơn kiện GS Nguyễn Đăng Hưng. Tuy nhiên, vào tuổi ngoài 70 lại là GS danh tiếng có bề dầy cống hiến thì vụ kiện này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của gia đình ông.

Ông có thể chia sẻ cho độc giả báo điện tử Gia đình Việt Nam, những người ngoài giới khoa học được biết thêm những thông tin về ông?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi sinh năm 1941 tại Điện Bàn, Quảng Nam, sau này vào Sài Gòn học trung học. Năm 1960 tôi đã đoạt học bổng của chính phủ Bỉ và đi du học trường Đại học Liège. Tốt nghiệp năm 1966, tôi được nhận làm nghiên cứu sinh, giảng viên, trình luận án tiến sỹ đặc biệt, phong làm phó giáo sư rồi giáo sư thực thụ cho đến ngày về hưu năm 2006.

Tại Liège tôi đảm nhiệm chức trưởng khoa Cơ học phá hủy từ năm 1991 cho đến 2006.

Tôi nguyên là thành viên Ban Giám đốc Labo L.T.A.S của ĐH Liège, Hội các nhà cơ học Canada, Hội đồng cấu trúc lò hạch nhân AG2 của Cộng đồng châu Âu, Chủ nhiệm nhóm cơ học vật liệu của chương trình COST 512 v.v…

Tình cảm với đất nước đã đưa tôi sớm về Việt Nam thỉnh giảng năm 1977 theo lời mời của Uỳ ban Khoa học và Kỹ Thuật Nhà nước .

Trong giai đoạn mở cửa, đổi mới tôi đem nhiều đề án đào tạo về Việt Nam, tổ chức triển khai rất hiệu quả tại nhiều trường đại học lớn như các ĐH Bách khoa Tp HCM và Hà Nội, và đã đào tạo được hơn 300 thạc sỹ, trong đó 70 đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại các nước tiên tiến. Nếu tính theo thời giá hiện nay, giá trị tài chính đó hơn hàng ngàn tỷ đồng.

Những thạc sỹ, tiến sỹ do những chương trình của tôi đem về đã trưởng thành rất tốt, hiện là giảng viên, trưởng khoa, lãnh đạo có mặt ở 20 trường đại học ở Việt Nam và quốc tế. Tôi nghỉ hưu đã 8 năm nay nhưng vẫn xa gia đình nửa vòng trái đất về Việt Nam để tham gia một số công tác phục vụ sự nghiệp khoa học, trong đó có việc làm cố vấn cao cấp cho Đại học Việt Đức và Tôn Đức Thắng.

Hiện trường Đại học Tôn Đức Thắng đã rút đơn kiện GS, nhưng dư âm còn lại chắc không dễ phai mờ. GS nghĩ gì về sự cố này?.

GS Nguyễn Đăng Hưng: Hợp đồng của tôi với ĐH Tôn Đức Thắng là hợp đồng có nội dung nhiều phần, trong đó có ý tưởng làm một Tạp chí khoa học. Tôi đã hoàn thành việc thực hiện và hợp đồng đã thanh lý từ 1/4/2014.

Sau khi tập hợp được một ban biên tập bao gồm các nhà khoa học lừng danh trên thế giới về ngành chuyên môn của tôi được nhà xuất bản ảnh hưởng toàn cầu Springer ủng hộ đầu tư 100%, tờ báo đã ra đời có tên là Asia-Pacific Journal of Computational Mechanics (APJCEN) đã ra đời vào đầu năm 2013.

Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng muốn làm chủ tờ báo nhưng không được vì vi phạm hợp đồng giữa tôi (TBT) và nhà xuất bản Springer.

Ông Lê Vinh Danh cho rằng vì tờ báo ra đời lúc tôi là cố vấn nên nó phải là của Tôn Đức Thắng! (quan điểm không đúng về sở hữu trí tuệ). Hiệu trường Lê Vinh Danh đòi là nhà sáng lập cũng không được ví hai người ký hợp đồng sáng lập là tôi và đại diện Springer.

Đại học Tôn Đức Thắng hay đại học nào khác, không dễ hội đủ điều kiện để “làm chủ” tạp chí khoa học chuyên ngành được. Đây là một tạp chí mũi nhọn, có uy tín phải là diễn đàn của giới khoa học thế giới.

Sự bất khả đáp ứng danh vị cho riêng Đại học Tôn Đức Thắng đã gây nên bức xúc nhất thời cho lãnh đạo nhà trường và vụ kiện bắt đầu từ đó.

Vụ việc này xảy ra sau khi GS đã hoàn tất cuộc trường chinh khám phá, phổ biến khoa học có bề dày nửa thế kỷ. Nó có gây cho GS, cho gia đình GS sự phiền phức gì không?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Nhà tôi rất quan tâm, thường hay từ Bỉ điện thoại về hỏi thăm. Nhưng cũng như tôi, bà ấy không hề dao động, bà ấy bảo: "Anh cả đời chỉ làm tốt cho gia đình và xã hội, không bao giờ các ý với ai, lại nhanh quên những ai ác ý với mình là được rồi.

Lần này rồi cũng sẽ như vậy, mình có gì sai trái mà phải lo buồn!"

gs-danh-tieng-noi-gi-ve-don-kien-cua-dh-ton-duc-thang-giadinhonline.vn 1

GS Nguyễn Đăng Hưng (đứng giữa) trong ngày sinh nhật lần thứ 70 - Ảnh:Huy Cường

Dĩ nhiên là tôi có lo lắng một chút là Đại học Tôn Đức Thắng tán phát những quan điểm sai trái cố ý bôi nhọ tôi, nhất là họ cố tình hình sự hoá một việc mà lẽ ra phải phân định hoà nhã êm thắm trong giới đại học, hàn lâm.

Tuy nhiên vì lẽ phải ở bên tôi, vì sự thật nằm trong tay tôi với sự ủng hộ không lay động của 60 nhà khoa học tiếng tăm trên thế giới và nhà xuất bản Springer, tôi rất vững tâm tự tin.

Giáo sư Ponthot ĐH Liège trong thư gửi cho ông Lê Vinh Danh đã phản đối một thư khác trong đó ông Lê Vinh Danh quả quyết một cách sai sự thật là tôi không có bằng tiến sỹ đặc biệt, có một câu mà tôi cho là một bài học của tính trung thực trong sinh hoạt khoa học: “Chúng tôi không bao giờ dạy sinh viên chúng tôi phát biểu mà không hiểu biết, không có cơ sở”.

Lời khuyên này tóm gọn bài học nên rút ra từ vụ việc mà tôi là nạn nhân.

Nếu có một lời nhắn gửi đến bạn đọc báo điện tử Gia đình Việt Nam qua vụ việc đáng tiếc này, GS sẽ nhắn gì?.

GS Nguyễn Đăng Hưng: Cả cuộc đời dài, không dễ mấy ai tránh hết được những thị phi, điều tiếng ngoài ý muốn. Nhưng, bề dày cống hiến, cốt cách của người đó là bức tường tốt nhất để tự bảo vệ mình. Hãy sống sao để khi hoạn nạn, sự tự bảo vệ đó phát huy tốt nhất.

Những ngày qua, tôi đã nhận được hàng chục ngàn ý kiến ủng hộ, chia sẻ, đồng tình từ khắp thế giới. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn tất cả các bạn, trong đó có cả những tờ báo đưa tin, bài hơi phiếm diện, đơn chiều về sự kiện này. Nhờ họ, vụ việc được bộc lộ rõ hơn.

Với Lãnh đạo trường Đại học Tôn Đức Thắng, với các báo đã đưa tin chưa phù hợp với sự thể (bây giờ đã rõ) tôi có lời nhắn gửi rằng: Tôi rất rất tâm đắc với một câu thành ngữ là Đừng khen ai thái quá là làm hại họ, đừng chê ai thái quá là tự hạ thấp mình.

Câu thành ngữ này mới chỉ giới hạn ở mức “chê thái quá” chứ chưa nói đến bôi nhọ, lên án, buộc tội. Giới hạn ấy lớn lắm và hệ quả của nó cũng tỷ lệ thuận với nó. Tôi mong các vị rút được nhiều điều qua câu chuyện này.

Huy Cường (thực hiện).

Tags:
Nở rộ dịch vụ thuê người 'bật' sếp
Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực “lên ngôi” tại VinFuture 2024
Nhà sáng lập TH School: Hãy xây dựng trường học trở thành “điểm chạm hạnh phúc”
Phó Cục trưởng Cục Báo chí: 'Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức góp phần tạo nên uy tín của Press Cup'
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
Xem thêm