Thứ bảy, 23/11/2024 02:14     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 08/07/2014 08:56

Giới trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn vì áp lực tài chính

Lời thề nguyện ngày đám cưới của các cặp đôi trẻ ở Hàn Quốc đang trở nên hiếm hoi dần do áp lực tài chính.

Ngại kết hôn hoặc cưới khiêm tốn vì thiếu tiền

Cùng với việc tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 tới 29 tăng tới mức kỷ lục, thì mức giá 100 triệu won (99.000 USD) cho một đám cưới ở mức trung bình đang khiến nhiều thanh niên ở Hàn Quốc quyết định trì hoãn kết hôn và sinh con.

Theo một thống kê vào năm 2013, độ tuổi kết hôn trung bình ở nam giới và phụ nữ Hàn Quốc lần lượt là 32,2 và 29,6, nhiều hơn hai tuổi so với thanh niên trong một thập kỷ trước đó.

Thực tế ảm đạm này dẫn tới sự hình thành của "sampo-jok", những người nói không với ba thứ - hẹn hò, hôn nhân và con cái - vì khó khăn tài chính. Đối với những người đã chọn sự trói buộc bất chấp các trở ngại về tài chính, một đám cưới nhỏ và tiết kiệm đã trở thành lựa chọn tất yếu.

gioi-tre-han-quoc-ngai-ket-hon-vi-ap-luc-tai-chinh-giadinhonline.vn 1

Mặc hanbok là một phần không thể thiếu của người dân Hàn Quốc trong đám cưới. Ảnh: Blogspot

Kim Go Eun, một nhân viên xã hội 29 tuổi, quyết định không chụp ảnh cưới ở studio. Thay vào đó, cô nhờ các em chụp ảnh hai vợ chồng tại những chốn thân quen.

"Tôi muốn chụp các bức ảnh đặc biệt hơn là những khung hình lung linh nhưng chẳng có gì khác biệt. Nếu không thuê công ty tổ chức đám cưới, bạn sẽ rất vất vả. Nhưng tôi thích chụp ảnh tại những chốn thân quen và nó cũng giúp tôi tiết kiệm tiền cho tuần trăng mật", Kim nói.

Đám cưới tiết kiệm

Chỉ cần một cú nhấp chuột trên Naver, cổng thông tin điện tử lớn nhất Hàn Quốc, khách hàng có thể tìm thấy hàng trăm doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan tới đám cưới, từ trang điểm tới studio.

Tuy nhiên, chính sách "thắt lưng buộc bụng" đang làm thay đổi quan niệm của người dân Hàn Quốc về đám cưới. Họ có xu hướng chọn những địa điểm công cộng, thay vì các "hội trường đám cưới", để tổ chức hôn lễ.

Mặc dù được xây dựng theo phong cách riêng và phục vụ mọi công đoạn, cùng mức giá rẻ hơn nhiều so với các khách sạn hạng sang, những hội trường đám cưới vẫn mất dần vị thế trong mắt các khách hàng trẻ tuổi bởi sự đông đúc và chật chội.

Xu hướng ấy khiến các ban quản lý các công trình công cộng như thư viện, tòa thị chính hay thậm chí văn phòng tổng thống quyết định "làm thêm" vào cuối tuần nhằm phục vụ các cặp đôi có sở thích đặc biệt.

Hội trường Nhân dân Seoul, tọa lạc tại tầng hầm của tòa thị chính, là nơi nhiều đám cưới đã diễn ra. Các cặp uyên ương phải đặt trước 6 tháng nếu muốn thuê không gian với giá 66.000 won tại đây.

"Các cặp đôi phải cạnh tranh rất căng thẳng nếu muốn có chỗ để tổ chức một đám cưới nhỏ nhưng ý nghĩa", Woo Sarang, nhân viên của Quỹ Nghệ thuật và Văn hóa Seoul, giải thích.

Mặc dù chật hẹp, nhưng một trong những lợi thế lớn nhất của các tòa nhà công cộng kiểu tòa thị chính là thời gian. Các đôi uyên ương có thể dành từ hai tới ba tiếng để làm đám cưới tại đây, thay vì chỉ một giờ như nếu lễ thành hôn diễn ra hội trường.

Nhằm khuyến khích những đám cưới đơn giản và tiết kiệm, tổ chức của Woo khuyến khích các cặp đôi giới hạn ngân sách cho đám cưới vào khoảng 5 tới 6 triệu won và dừng lượng khách mời ở con số 100 hoặc 120.

"Họ có thể dành tiền tiết kiệm cho tuần trăng mật hoặc ngôi nhà trong tương lai, bởi giá bất động sản hiện tại đang ở mức khá cao", Woo nói.

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm