Thứ năm, 20/03/2025 13:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 04/01/2024 05:00

Giảng viên đại học 30 năm lưu giữ phiếu lý lịch và bảng điểm sinh viên, coi như báu vật

30 năm sau ngày ra trường, trong một lần gặp lại, giảng viên Đại học Cần Thơ đã mang đến cho các cựu sinh viên món quà vô giá là những tấm phiếu lý lịch và bảng điểm được thầy viết tay, lưu giữ trong suốt những năm qua.

Thành thông lệ hàng năm, cứ đúng vào ngày Tết dương lịch, nhóm cựu sinh viên sư phạm ngữ Văn K12 trường Đại học Cần Thơ (niên khoá 1986 - 1990) lại tổ chức họp mặt đầu năm. Chương trình này thường diễn ra theo hình thức xoay vòng, khi ở Cần Thơ, khi về Hậu Giang, lúc lại ở Sóc Trăng...

Tết dương lịch năm 2024, chương trình được tổ chức tại TP. Cần Thơ là địa điểm đóng trường. Điều vinh dự với các cựu sinh viên sư phạm ngữ Văn K12 là trong mỗi lần họp mặt như vậy đều có mặt một số thầy cô, trong đó có thầy Huỳnh Văn Minh - Giảng viên bộ môn Hán Nôm.

be-1jpg-0853

Cựu sinh viên thích thú khi được Thầy Minh cho xem phiếu sinh viên của mình.

Thầy Huỳnh Văn Minh sinh năm 1938 ở tỉnh Bến Tre. Sau khi tốt nghiệp Trung học, từ năm 1962-1972, thầy học ở Học viện Đại học Sài Gòn. Trong khoảng thời gian này, thầy đã đậu các chứng chỉ Dự bị Hán văn, chứng chỉ Văn chương quốc âm; chứng chỉ văn chương Việt Hán; chứng chỉ Văn chương Trung Hoa; chứng chỉ Hoa văn thực hành.

Thầy Minh cho biết, có 5 chứng chỉ trên là con đường nhanh nhất để được cấp bằng Cử nhân giáo khoa văn chương Việt Hán. Số thí sinh được cấp bằng Cử nhân năm 1965 là 156/5.476 người (tỉ lệ 2,8%) và Cử nhân giáo khoa chưa đầy 20 người (tỉ lệ 0,26%).

Sau khi học xong, thầy Minh vào nghề dạy học với chức danh Giáo sư ở các trường Khánh Hội (Sài Gòn), Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ); Phụ khảo, Phụ khảo trưởng, Giảng sư văn chương Hán Nôm trường Đại học Văn khoa, trường Đại học Sư phạm Cần Thơ (Viện Đại học Cần Thơ), Đại học An Giang (Viện Đại học Hòa Hảo), đặc trách Ban Việt Hán, thành viên Hội đồng tuyển chọn nhân viên giảng huấn Đại học Cần Thơ...

Từ năm 1973 - 2009, thầy là cán bộ giảng dạy, giảng viên, rồi giảng viên chính của trường Đại học Cần Thơ và tham gia giảng dạy ở hầu hết các tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL.

ban-chu-toa-hop-bao-0854

Phiếu lý lịch của sinh viên lớp K12 niên khóa 1986 - 1990 được thầy Minh lưu giữ

9a1aeace-d5d7-4dbe-b1f3-3e0a4869ced0-0853

Bảng điểm của lớp cách đây hơn 30 năm hiện thầy Minh vẫn còn giữ

Điều kỳ lạ, tuy đã lớn tuổi nhưng khi hỏi về những năm tháng đứng lớp, thầy Minh đã thống kê chi tiết từng con số khiến ai cũng ngỡ ngãng.

“Trong suốt 46 năm gắn bó với nghề dạy học tôi đã tham gia giảng dạy cho 500 lớp với 33.561 giờ, tham gia chấm 429.688 bài tập, niên luận, khóa luận, luận văn tốt nghiệp cho 48.722 học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, còn tham gia biên soạn nhiều giáo trình phục vụ giảng dạy trong nhà trường như Văn học sử Việt Nam, Học tập viết văn, Văn chương thế kỷ XX, Văn chương kháng Pháp, Giáo trình Hán Nôm,…; tham gia hiệu đính nhiều tác phẩm như Quốc âm thi tập, Thi nhân Việt Nam, Lâm Tuyền kỳ ngộ, Nam Hải dị nhân liệt truyện, Tỳ bà hành,…; hàng trăm đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực văn chương, địa lý, lịch sử, địa chí, ngôn ngữ, nghệ thuật, giáo dục,…”, thầy Minh kể lại.

img_2276-2-0854

Thầy Minh (đứng thứ 5 từ bên phải sang) trong một lần họp mặt với học sinh cũ.

Đặc biệt, tại buổi họp mặt ở Sóc Trăng mới đây thầy Minh đã mang đến cho cựu sinh viên sư phạm ngữ Văn K12 trường Đại học Cần Thơ một bất ngờ to lớn, đó là những tờ phiếu sinh viên và bảng điểm của lớp được thầy viết tay cẩn thận và cất giữ hàng chục năm qua.

Không chỉ riêng lớp Ngữ văn K12, các lớp khác với số lượng hàng ngàn tớ phiếu, bảng điểm có dán ảnh thẻ đen trắng cũng được thầy cất giữ rất cẩn thận, mọi thứ vẫn còn như mới.

Thầy Minh chia sẻ: “Thành thói quen, khi dạy lớp nào tôi đều đề nghị các em làm cho tôi một lý lịch trích ngang ngắn gọn gồm các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha mẹ và nghề nghiệp, chỗ ở hiên tại, quê quán, điểm thi tốt nghiệp phổ thông, điểm thi vào đại học, năng khiếu gì,… kèm theo một tấm ảnh 3x4. Mục đích của tôi là để nắm rõ về học trò của mình khi các em học và tôi lưu lại các phiếu này một cách rất cẩn thận, coi như đó là kỷ niệm của học sinh với mình.

Ngoài ra, tôi còn lưu giữ sổ điểm học sinh môn mình dạy, danh sách sinh viên môn mình dạy sau khi tốt nghiệp đi nhận nhiệm sở. Với tôi, đó là những kỷ niệm, những kỷ vật không thể nào xa rời. Mỗi khi mở ra xem, thấy ấm áp và vui mừng vì học trò của mình đều thành đạt”.

Bảng ghi tên sinh viên môn Việt Hán K6 chọn nhiệm sở năm 1973 có tên của sinh viên Lê Vũ Hùng (chọn nhiệm sở tại trường Trung học Lai Vung, Sa Đéc, Kiến Phong - nay thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Về sau, anh Lê Vũ Hùng giữ chức vụ Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp khi mới 36 tuổi; rồi làm Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và mất năm 2003 vì trọng bệnh.

Đến nay, thầy Huỳnh Văn Minh vẫn còn lưu giữ được hàng ngàn “Phiếu sinh viên” của các sinh viên học trước năm 1975, được thầy chú thích rất rõ ràng. Nhiều người trong danh sách này hiện nay đã ngoài 70 - 80 tuổi.

Thầy Trần Hữu Nghĩa - trường THPT Văn Ngọc Chính, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tôi được học thầy Minh trong những năm học ở khoa Văn trường Đại học Cần Thơ. Học thầy, chúng tôi ai cũng thích vì thầy rất nhiệt tình, tận tâm với học trò. Được thầy cho xem lại “Phiếu sinh viên” và Bảng điểm, chúng tôi như được sống lại những năm tuổi trẻ sinh viên thời ấy. Thậm chí nhiều người không còn tấm ảnh nào của thời sinh viên nữa nhưng thầy vẫn còn giữ lại cho chúng tôi. Xúc động vô cùng”.

Nhắc đến thầy Huỳnh Văn Minh, các cựu sinh viên đều cho biết, thầy rất thương học sinh, nhất là học sinh nghèo. Các em đến nhà thầy, có gì thầy trò ăn nấy, rất vui vẻ.

Đáng chú ý, câu chuyện sinh viên Nguyễn Văn Nở, hoàn cảnh gia đình nghèo được thầy Minh gọi đến nhà, nấu cơm cả thầy và trò cùng ăn và có nhiều năm gắn bó cùng thầy trong thời sinh viên.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyễn Văn Nở được giữ lại giảng dạy tại trường Đại học Cần Thơ, trở thành đồng nghiệp với thầy. Nay cậu sinh viên Nguyễn Văn Nở ngày nào đã là Phó Giáo sư – Tiến sĩ.

Sao Khuê  
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Cứu sản phụ thoát 'cửa tử' do thai ngoài tử cung góc sừng
Bất ngờ với việc sử dụng tiền thưởng của nữ chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Cứu sống cháu bé 3 ngày tuổi mắc dị tật thoát vị tủy bẩm sinh
Xem thêm