Thứ năm, 02/05/2024 19:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 06/12/2021 11:30

Gian nan chăm con tự kỷ tại nhà mùa dịch

Trẻ tự kỷ phải ở nhà dài ngày không thể đến các trung tâm chuyên biệt để theo dõi, học tập khiến phụ huynh phải "kiêm nhiệm" nhiều vai trò khi vừa làm giáo viên dạy dỗ, vừa làm bạn bè chơi đùa với con....

Loay hoay chăm con con tự kỷ mùa dịch

Thời điểm TP. Hà Nội chưa mở cửa trường học và một số trung tâm giáo dục do dịch bệnh Covid - 19 phức tạp, Gia Hưng (7 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) quanh quẩn cả ngày với những trò chơi tự nghĩ ra trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm. Lúc thì Hưng ném đồ qua cửa sổ, khi thì xả nước trong nhà tắm, lúc lại chạy ra bấm thang máy...

Điều lo nhất là việc học tập của Hưng gián đoạn quá lâu, học online gần như không hiệu quả, chị Ngọc Lan – mẹ của Hưng phải mời giáo viên đến kèm tại nhà 3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 2 tiếng để giảm thời gian ở nhà một mình.

Sao-mai03

Một lớp học cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội.

Dù chi phí tăng thêm khoảng gấp rưỡi trong đúng thời điểm khó khăn nhưng gia đình chị Lan vẫn phải cố gắng xoay xở để cho cậu con trai bị tự kỷ có thể duy trì những kỹ năng, thói quen mà con đang học.

Đang theo học tại trung tâm chuyên biệt và có nhiều tiến bộ thì phải nghỉ dịch ở nhà dài ngày, bé Bon, con trai chị Phương Nhung (Long Biên, Hà Nội) gần như quên hết các bài học trên lớp. Cũng từ ngày trung tâm thông báo cho con nghỉ học, chị Nhung phải xin nghỉ việc không lương để ở nhà trông con.

Tuy nhiêm, do không có nhiều kỹ năng để chăm sóc, can thiệp cho con tại nhà nên bé Bon con chị chạy nhảy mất kiểm soát và ném đồ đạc lung tung. Chị Nhung sốt ruột, mong hết dịch để con đi học trở lại, con vừa được can thiệp để cải thiện hội chứng tự kỷ, vừa có chỗ yên tâm gửi gắm để đi làm kiếm tiền lo cho gia đình, bởi dịch bệnh cũng khiến lương 2 vợ chồng bị cắt giảm nhiều.

Không phải đến những ngày giãn cách, mà kể cả ngày thường, cũng có lúc đã vào khuya mà Bác sĩ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm Sao Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực phát hiện sớm - can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ vẫn nhận được những cuộc gọi của phụ huynh xin được trợ giúp.

Sao-mai01

Với trẻ tự kỷ, ở nhà lâu không đến trường lớp, các kỹ năng được các giáo viên huấn luyện, dạy dỗ gần như quên hết.

Khi là vấn đề thuốc thang, khi là chuyện không kiểm soát được hành vi của con, “cháu nó cứ thế này, thế kia bà ạ”, hay là những lời đề nghị khẩn thiết của phụ huynh: “Hay bà cứ mở một lớp tạm thời đi, con đưa cháu đến học chứ ở nhà không trông nổi”…

“Việc phải ở trong nhà nhiều ngày trong không gian chật hẹp khiến trẻ em dễ cảm thấy bức bối. Với trẻ tự kỷ, các con càng thấy khó chịu hơn. Trẻ dễ cuồng chân tay, hay bức xúc, nghịch ngợm leo trèo, gây ra nhiều “thách thức”, chống đối bố mẹ hoặc người chăm sóc”, Bác sĩ Đỗ Thúy Lan cho biết.

Một khó khăn nữa trong chăm sóc các trẻ đặc biệt tại nhà là các em chậm nhớ nhưng nhanh quên, ở nhà lâu không đến trường lớp, các kỹ năng được các cô huấn luyện, dạy dỗ gần như quên hết.

Sao-mai06

Trẻ tự kỷ phải ở nhà dài ngày không thể đến các trung tâm chuyên biệt để theo dõi, học tập khiến phụ huynh phải "kiêm nhiệm" nhiều vai trò.

Thậm chí cả thầy cô có kèm cặp qua online hay các nhóm Zalo các bố mẹ cũng không thể hiệu quả bằng dạy trực tiếp nên đây là một vấn đề nan giải cho cả phụ huynh và giáo viên bắt buộc sau này khi các con đến trường trở lại, sẽ phải giảng dạy, rèn luyện cho trẻ lại từ đầu.

Phải chấp nhận và kiên nhẫn với trẻ tự kỷ

Nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực phát hiện sớm can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, Bác sĩ Đỗ Thúy Lan cho rằng, không có giải pháp nào là tuyệt đối thành công đối với việc chăm sóc nhóm trẻ đặc biệt này.

Do đó, phụ huynh của các em cần rèn cho chính mình tâm lý chấp nhận, cố gắng chơi, chăm sóc và quản lý hành vi của con. “Một chút thay đổi cũng là thành quả lớn, đừng vì thế mà cảm thấy tiêu cực hay buông bỏ”, Bác sĩ Lan phân tích.

Theo Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, "giai đoạn vàng" để can thiệp cho trẻ tự kỷ là dưới 36 tháng tuổi. Nếu qua giai đoạn này, các biện pháp can thiệp sẽ khó khăn hơn nhiều, các triệu chứng tự kỷ càng đi sâu và khó giải quyết.

Sao-mai07

Bác sĩ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm Sao Mai khám và tư vấn cho một trường hợp trẻ tự kỳ.

“Rất nhiều phụ huynh có con 2 tuổi rưỡi hoặc ngấp nghé 3 tuổi lo lắng gọi cho tôi vì không tìm được phòng khám nào mở cửa để đưa con đi can thiệp. Còn với chúng tôi, tư vấn can thiệp từ xa hoặc tại nhà cũng rất khó. Trẻ tự kỷ không thể tư vấn ngày một ngày hai là xong bởi các con có một thế giới rất riêng và để tương tác cần một thời gian dài và kỹ lưỡng", Giám đốc Trung tâm Sao Mai chia sẻ.

Với trẻ đã theo học các trung tâm chuyên biệt và được phát hiện từ lâu, thời gian này, bố mẹ nên trao đổi thường xuyên với giáo viên về giáo án, các bài học kỹ năng cho con.

Riêng trẻ mới phát hiện, cần nhớ rõ rằng mỗi trẻ có một cách biểu hiện khách nhau, phụ huynh cố gắng không chiều theo sở thích của con, như thế sẽ tạo thành tập tính không tốt. Nên tìm hiểu nhiều qua internet về cách ăn uống, chơi đùa, tương tác cùng con.

Sao-mai02

"Giai đoạn vàng" để can thiệp cho trẻ tự kỷ là dưới 36 tháng tuổi.

Khó nhất khi chăm trẻ tự kỷ là dạy nói. Các con thường biết nói chậm, “đôi khi trẻ 2 tuổi nhưng tuổi ngôn ngữ mới là 8 – 9 tháng”, Bác sĩ Đỗ Thúy Lan cho biết. Nhiều phụ huynh chưa hiểu, thấy gì cũng dạy con nói mà không biết rằng khả năng ngôn ngữ và nhận biết của con còn chậm so với tuổi. Vì vậy, không nên dạy quá nhiều, sự tiếp thu phải dần dần từng chút một thì mới có hiệu quả.

"Tôi vẫn khuyên rất nhiều lứa phụ huynh có con học tại trung tâm rằng, không gì bằng bố mẹ cùng con kiên trì vượt qua các thử thách, giai đoạn can thiệp khó khăn. Các thầy cô sẽ luôn đồng hành cùng các gia đình trong cả hành trình phát triển của con, chứ không chỉ mỗi mùa dịch”, Bác sĩ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm Sao Mai chia sẻ.

-> Nhói lòng nhìn con trai tự kỷ nằm tâm tình bên mộ cha

Nam Anh  
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
Hơn 400 người thương vong do TNGT trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Đột nhập bệnh viện đánh thuốc mê trộm tài sản
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Toàn quốc xảy ra 277 vụ TNGT, làm 109 người chết trong 4 ngày nghỉ lễ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Vụ hai xe khách tông nhau ở Gia Lai: 1 xe chạy tốc độ 84km/h
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
2 xe khách chở trên 50 người tông nhau, nhiều người thương vong
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Xem pháo hoa dịp lễ 30/4 - 1/5 ở đâu?
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Xem thêm