Thứ năm, 08/05/2025 06:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 08/11/2015 08:34

Giải mã giai thoại ở ngôi đền “vua Hùm” cõng người chữa bệnh

Nằm giữa đại ngàn, ngôi đền Nghè thuộc bản Ao Lươn, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) có từ bao giờ chẳng ai biết. Với người dân nơi đây, ngôi đền rất linh thiêng và mang nhiều điều bí ẩn.

Không biết “vua Hùm” chuyên đi chữa bệnh cứu người và răn đe kẻ ác là do tâm linh, hay chỉ là do sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng các cụ cao niên nơi này luôn lấy đó làm bài học răn dạy thế hệ sau phải luôn hướng thiện, tu tâm tích đức, tránh làm điều ác.

Ly kỳ chuyện “vua Hùm” báo ơn

Đền Nghè rộng chừng 10m2 được lợp bằng mái ngói, lưng đền dựa vào dãy núi bản Ao Lươn cao đồ sộ. Xung quanh có rất nhiều cây cây cối mọc rập rạp, tựa như một bức bình phong khổng lồ che chở, bảo vệ lấy ngôi đền. Cụ Bùi Thị Thanh (87 tuổi) - một cao niên trong bản Ao Lươn cho biết: “Đền Nghè có từ bao giờ thì không ai biết.

Chỉ biết rằng, ngôi đền rất linh thiêng và thờ bà chúa Liễu Hạnh. Tương truyền, bà chúa Liễu Hạnh là một người đàn bà xinh đẹp, có tấm lòng độ lượng, khoan dung. Vì muốn cứu dân làng khỏi những kẻ cướp bóc, bà đã lên rừng cầu cứu sự giúp đỡ của muông thú, cụ thể là “vua Hùm”.

Khi bà mất, để tưởng nhớ công ơn của bà, người dân đã lập ngôi đền để thờ bà. Sau này, câu chuyện về bà chúa Liễu Hạnh cứu dân, mẹ tôi thường kể để răn dạy con cái. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ bà thường thủ thỉ bên tai các con câu chuyện về con “Hùm thần” đi báo ơn bản làng”.

Chuyện là, cha cụ Thanh là cụ Bùi Văn Thụ vốn là người nông dân quanh năm suốt tháng đi làm nương rẫy. Vào một ngày nọ, trong lúc vào rừng chặt củi, hái rau rừng, cụ Thụ bất ngờ nhìn thấy một con bò nằm chết giữa đường, bên cạnh còn nguyên cả vũng máu tươi. Nghĩ là con bò bị hổ vồ nên cụ Thụ hô hoán người tới khiêng về bản, cùng nhau xẻ thịt.

Lạ thay, ngay đêm hôm ấy, cụ Thụ đang nằm ngủ say bỗng nghe thấy tiếng kêu “hừm, hừm” ngoài vách nhà. Tỉnh dậy, cụ ra mở cửa thì bàng hoàng khi thấy một con Hùm to khỏe đang đứng trước cửa nhìn cụ chằm chằm. Chưa kịp trấn tĩnh, cụ Thụ bị con Hùm hất lên lưng và chạy thẳng vào rừng.

Tới trước cửa đền Nghè, con Hùm đặt cụ Thụ xuống, bỗng một người đàn bà xinh đẹp xuất hiện và trừng mắt quát cụ Thụ: “Con bò chính là lộc của Thánh ban phát cho “vua Hùm” cùng con cháu của mình trong lúc đói kém. Nhưng vì sự xuất hiện của các ông trong rừng mà “vua Hùm” đành phải tạm lánh đi chỗ khác. Đến khi quay lại, con bò đã bị các ông đem đi mất”.

giai-ma-giai-thoai-o-ngoi-den-vua-hum-cong-nguoi-chua-benh-giadinhonline.vn 1

Toàn cảnh ngôi đền Nghè giữa rừng bản Ao Lươn

Nghe đến đây, trong lòng cụ Thụ trào dâng một sự áy náy, hối hận. Hiểu ra mọi chuyện, cụ thành tâm khấn vái, xin lỗi “vua Hùm” và hứa sẽ bắt con bò duy nhất của gia đình để đền cho “vua Hùm”. Sau khi cõng cụ Thụ trở về nhà, cụ Thụ đã giữ đúng lời hứa. Trước khi vào rừng, “vua Hùm” đã cắn một miếng thịt của con bò trao cho cụ Thụ với hàm ý cảm ơn. Ăn xong miếng thịt bò đó, cụ Thụ trở lên am hiểu và chữa được nhiều loại bệnh.

Những ngày sau, ngoài công việc nương rẫy, cụ Thụ thường một mình mò mẫm vào rừng sâu để tìm cây thuốc chữa bệnh cứu người. Mỗi khi trong bản có người ốm đau, bệnh tật, cụ hay nằm mơ thấy giấc chiêm bao được con Hùm đến đón đi chữa bệnh cho họ. Nhưng kỳ lạ, sau mỗi lần như vậy, cụ chẳng nhớ mình đã làm gì, đã chữa bệnh như thế nào. Chỉ biết rằng, người bị bệnh chỉ ngày hôm sau bệnh tình thuyên giảm, dần ổn định lại sức khỏe cho dù trước đó họ rất nguy kịch.

Tuy nhiên, lý giải vì sao họ lại khỏi bệnh, cụ Thụ cũng như những người bệnh không hề nhớ gì. Người dân xung quanh biết chuyện thì cho rằng, cụ Thụ được thánh nhập và cho “ăn lộc” để đi chữa bệnh cứu nhân độ thế. “Chuyện “vua Hùm” và thần thánh nhập vào soi đường chỉ lối, đón cha tôi đi chữa bệnh cho mọi người tôi cũng không dám khẳng định là có hay không.

Nhưng tôi nhớ, hồi còn nhỏ thi thoảng có đêm cha dậy đi đâu đó đến gần sáng mới về. Mỗi lần đi, ông thường mang theo một bị những cây thuốc. Mẹ con tôi có hỏi, ông lặng thinh không trả lời. Chúng tôi ai có đòi đi theo, ông trừng mắt rất đáng sợ nên không ai dám theo”, cụ Thanh nhớ lại.

Nét đẹp văn hóa tâm linh cần gìn giữ

Ông Bình, Thủ tè đền Nghè cho biết: “Ngôi đền này rất linh thiêng. Xung quanh đền có rất nhiều cây cối, nhưng người dân địa phương không ai dám lai vãng vào đây chặt củi. Tôi chẳng tin vào mấy chuyện kiểu tin đồn mê tín như vậy, nhưng có một điều chắc chắn là người dân ở đây rất sùng bái, coi ngôi đền như một địa chỉ văn hóa tâm linh đặc biệt”, ông Bình quả quyết.

Theo lời ông Bình, người dân sống ở đây chủ yếu là người dân tộc Mường, mà đa phần các ngôi đền của người Mường đều nằm trong rừng sâu. Thông thường, trong mỗi đền thường có vài bát nhang, vài thứ đồ cổ và vài pho tượng. Mỗi pho tượng lại tượng trưng cho một vị thần và được đội khăn, mặc trang phục bằng vải sặc sỡ.

Tuy nhiên, ở đền Nghè thì chỉ có duy nhất một bát hương được đặt trên bệ đá được xây cao quá mặt đất chừng 1m, và một chiếc chuông nhỏ treo trước cửa ngôi đền. Gần đền có một giếng nước luôn trong xanh, mát lạnh. Nó vốn được bắt nguồn từ một hang đá sâu trong núi.

giai-ma-giai-thoai-o-ngoi-den-vua-hum-cong-nguoi-chua-benh-giadinhonline.vn 2

Ông Bình - Thủ từ trông coi đền Nghè

Vào mùa cạn, miệng giếng được che chắn bởi một lớp cỏ dại, khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm nước từ đâu chảy ra đầy giếng, phủ kín cả con kênh trước cửa đền. Dòng nước trong xanh, mát lạnh, bao bọc ngôi đền. Người dân trong bản mỗi khi đi làm qua đây thường xin nước ở giếng uống. Là người trông coi việc hương khói của đền Nghè ngót nghét hơn chục năm nay, nhưng câu chuyện ly kỳ liên quan đến ngôi đền cùng giếng nước vẫn là điều khiến ông Bình rất khó giải thích.

Theo lời ông kể thì trong làng có một người đàn bà tên Bông, vì gia cảnh nghèo khó thường phải lên rừng chặt củi về bán. Mặc dù được mọi người cảnh báo, nhưng vì những khu vực khác kiếm củi khó nên chị ta vẫn quyết liều mình vào đền Nghè để chặt củi. Buổi đó, chị Bông chặt được rất nhiều củi nhưng khi đem về nhà chưa kịp mang đi bán thì chị đổ bệnh. Người nhà phải vay mượn rất nhiều tiền để đưa chị đi khám. Sau đó, nhờ người mách, người nhà chị Bông sắm một lễ nhỏ mang đến đền Nghè để tạ.

Chẳng ngờ, không cần thuốc thang gì chỉ vài ngày sau chị khỏi bệnh và đi làm bình thường. Thi thoảng, chị ấy vẫn mang lễ qua đền để thắp hương”, ông Bình nhớ lại và cho biết, sau những lần ấy người trong bản càng dè dặt, cẩn trọng hơn mỗi khi đi qua đền Nghè, nhằm tránh ảnh hưởng đến sự uy nghi, tĩnh mịch của ngôi đền. Khi được hỏi về câu chuyện “vua Hùm” cõng người chữa bệnh, ông Bình cho biết, ông Bùi Văn Thụ trước đây vốn là một thầy mo nổi tiếng trong vùng. Gia đình có nhiều đời làm nghề thầy mo (hiện nay con cái không còn ai theo).

Ngày ấy, nghề thầy cúng rất thịnh hành do tập tục thờ đa thần của người dân xứ Mường. Mỗi khi trong nhà có người ốm, thay vì tìm đến thầy thuốc người ta thường tìm đến thầy mo nhờ giúp đỡ. Vì vậy, ông Thụ được rất nhiều người trong vùng sùng kính, nhờ cậy. Uy tín, tiếng tăm của thầy Thụ càng được củng cố hơn, khi ngày đó trong bản có ông Đặng Văn Khói ốm nặng và bị bệnh viện trả về nhà chờ chết, người nhà đã chuẩn bị lo hậu sự.

Nói về trường hợp này, ông Bình nhớ lại: “Hôm đó, ông Thụ có việc đi qua, do khát nước nên ông vào nhà xin ngụm nước uống. Nhìn thấy người bệnh đang nằm thoi thóp ở giường, ông bèn ghé lại thăm khám. Khám qua khám lại chừng nửa ngày, ông hướng dẫn người nhà vào trong rừng hái cây thuốc về sắc cho ông Khói uống.

Chỉ sau một đêm, ông Khói từ ốm thập tử nhất sinh có thể nói chuyện và đi lại bình thường. Sự việc xảy ra đã lâu, đến bây giờ ông Khói cũng đã mất nhưng câu chuyện ông Khói được ông Thụ chữa cho khỏi bệnh là có thật và lan rộng khắp cả vùng”.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Quách Công Phu- Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú cho biết: “Ngôi đền Nghè và giếng nước là có thật, có từ rất lâu đời. Truyền thuyết về câu chuyện “vua Hùm” cõng người đi chữa bệnh ông đã nghe qua nhưng cũng chỉ được truyền miệng từ đời xưa, chưa có gì xác thực. Những điều bí ẩn đằng sau đó, tôi cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc do người dân thêu dệt để nhằm bảo vệ khu rừng. Ngày nay, người ta chặt phá rừng rất nhiều nếu không nhờ những câu chuyện tâm linh đó, thì liệu những cánh rừng xanh thẳm có còn tồn tại được không”.

Hải Yến


Tags:
Cụ bà 96 tuổi ở Nghệ An bị rắn hổ mang dài 1,5 mét tấn công
Tỷ phú Warren Buffett nghỉ hưu ở tuổi 94, giữ thói quen đồ ăn nhanh và uống 5 lon coca mỗi ngày
Sự thật về lòng se điếu dài 40m gây tranh cãi trên mạng xã hội
Nữ dược sĩ 103 tuổi làm việc thoăn thoắt, leo 3 tầng nhà mỗi ngày
Tự đốt nhà 2 lần trong 1 đêm để được... ngắm lính cứu hỏa
Phường nào đông dân nhất cả nước sau sáp nhập?
Tai nạn giao thông giảm mạnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người lao động còn kỳ nghỉ dài 4 ngày
Bỏ việc đi lục thùng rác, cô gái tiết kiệm gần 1,3 tỷ đồng trong 2 năm
Điều bất ngờ về chiếc chăn được phát miễn phí trên máy bay
Nam sinh vô lễ với cựu chiến binh viết tâm thư xin lỗi: Cộng đồng mạng nói gì?
Chuyện ông Đùng xây dựng làng rèn nghìn năm dưới chân núi Hồng Lĩnh
Cảnh báo tình trạng trẻ bị chấn thương do tai nạn trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ
Mạng xã hội ngập sắc đỏ 'Yêu nước từ những điều bình dị'
Cứu sống bệnh nhi 12 tuổi sốc phản vệ, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông
Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu tiết lộ về cậu bé trong bức ảnh lịch sử chụp cùng Bác Hồ
Phụ huynh lao vào lớp học đánh nữ giáo viên
Xử phạt người đàn ông đánh con 9 tuổi thương tích
Người dân Nghệ An mong muốn đặt tên xã mới theo địa danh lịch sử, văn hóa
Nữ doanh nhân 9X gây xúc động với video tri ân Đất nước nhân dịp 30/4
Xem thêm