Thứ năm, 21/11/2024 14:17     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/02/2022 06:00

F0 điều trị tại nhà xông tinh dầu thế nào cho đúng, những ai không nên xông?

Xông mũi họng là cách nhiều F0 tại nhà đang áp dụng khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo cần xông đúng phương pháp để tránh ra mồ hôi, mất nước cho người bệnh.

Điều trị Covid-19 tại nhà, ngoài việc đảm bảo vệ sinh, cách ly... phương pháp phổ biến nhất mà các F0 thực hiện là dùng thuốc theo hướng dẫn và thực hiện xông hơi.

Tuy nhiên, dùng thuốc gì, xông hơi như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt, có nhiều mẹ thậm chí còn bế cả con nhỏ mấy tháng tuổi đưa lại gần nồi nước xông để tiến hành xông hơi cho con mau khỏi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

xong-hoi-2-2
Xông mũi họng là cách nhiều F0 tại nhà đang áp dụng khi mắc Covid-19

Về vấn đề các loại thuốc cần thiết (cả uống và xông) có thể dùng điều trị COVID-19 tại nhà, BSCKI Chu Quang Liên - Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã có những chia sẻ cụ thể.

Bác sĩ Liên cho biết, các bệnh nhân COVID-19 được chỉ định điều trị tại nhà thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ cần chuẩn bị một số loại thuốc như sau:

- Thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol với liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng sử dụng khi sốt từ 38,5 độ C trở lên, thời gian từ 4-6 giờ/viên nếu sốt lại.

- Các loại vitamin C, vitamin tổng hợp.

- Nước muối sinh lý dùng để súc họng.

- Chuẩn bị một số loại thảo dược có tinh dầu để xông phòng đã được Bộ Y tế khuyến cáo như tỏi, sả, gừng, tía tô, bạc hà, chanh.

Tuy nhiên, đối với biện pháp xông, chỉ nên xông ở phòng, không nên xông trực tiếp vào cơ thể để tránh tình trạng ra mồ hôi, mất nước cho người bệnh.

Ngoài ra, có 3 nhóm người không nên xông, bao gồm: Phụ nữ có thai; trẻ em dưới 30 tháng tuổi; những người có tiền sử sốt cao, co giật hoặc động kinh.

“Người bệnh mắc COVID-19 điều trị tại nhà có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Tùy từng triệu chứng có thể sử dụng thuốc khác nhau, vì vậy, cần sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng loại thuốc cho từng triệu chứng khác nhau dưới sự tư vấn của bác sĩ”, bác sĩ Liên nhấn mạnh.

Empty

Chia sẻ thêm về tình trạng F0 xông tại nhà, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội Y học TP. HCM, xông là phương pháp hỗ trợ trị các bệnh đường hô hấp mà đông y, tây y đều dùng.

Theo Chủ tịch Hội Y học TP. HCM, F0 xông tại nhà là tốt nhưng phải lưu ý, tránh dùng nước quá nóng. Nhiệt độ của nước xông chỉ nên khoảng 60 độ C, lúc bắt đầu xông, đổ vào bình xông khoảng 2/3 nước nóng, 1/3 nước lạnh là hợp lý.

Về tinh dầu xông, đơn giản nhất là nhỏ vào bình xông vài giọt dầu gió, có tác dụng sát trùng nhẹ. Không nên nhỏ quá nhiều dầu vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp.

nhiet do

Còn theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM thì cần lưu ý tới tần suất xông, không phải xông càng nhiều càng tốt.

Có 2 kiểu xông là xông giải cảm và xông mũi họng. Xông giải cảm là trùm chăn lại để hơi nóng và tinh dầu từ bình xông/nồi xông giúp vã mồ hôi, nhân tiện xông luôn mũi họng.

Với người chưa bệnh, chỉ xông để dự phòng, ví dụ như các F1 hay người ở vùng nguy cơ thì có thể xông mũi nhẹ nhàng 2-3 ngày/lần. Người đã có các triệu chứng bệnh hô hấp thì dùng phương pháp xông giải cảm.

Theo vị lương y này, dù dùng lá hay dùng dầu chỉ dùng mức độ vừa phải. Nếu thấy cay đến mức chảy nước mắt hay ngửi thấy nồng thì chỉ có hại. Xông quá nhiều, quá đậm đặc tinh dầu thường gây tổn thương niêm mạc mũi, liệt khứu giác (mất mùi).

"Một lưu ý nữa là việc xông ra mồ hôi thường gây mất nước, phải uống bù ngay. Không bù nước kịp thời có thể tụt huyết áp, rối loạn điện giải; nếu có sẵn bệnh tim mạch mà không hay, thậm chí có thể dẫn đến trụy mạch", Lương y Đinh Công Bảy khuyến cáo.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết thêm, trong bệnh Covid-19, điều quan trọng là súc họng giúp làm sạch vùng hầu họng chứ không phải xông. Có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc để súc họng hoặc tự pha với công thức 2 muỗng cà phê muối hòa vào 1 lít nước.

Nếu súc họng thì chỉ cần hòa tan muối vào nước đun sôi để nguội, nếu muốn dùng để rửa mũi thì dung dịch nên được lọc lại bằng bông gòn sạch.

-->> F0 điều trị tại nhà theo dõi nhịp thở thế nào, chỉ số bao nhiêu là an toàn?

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm