Thứ năm, 25/04/2024 19:15
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/06/2018 09:35

Đừng làm mất tình yêu “son sắt”, “cháy bỏng” với nghề báo

Nghề báo là một nghề nguy hiểm, nhưng không vì thế mà làm giảm ý chí của những người làm báo.

Nhân ngày cách mạng báo chí Việt Nam, Báo Gia đình Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Vũ Văn Tiến - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận về những nguy hiểm trong nghề báo và cách giữ “lửa nghề”.

PV: Theo ông nghề báo có phải là nghề “nguy hiểm” không?

Ông Vũ Văn Tiến: Qua kinh nghiệm nhiều năm làm nghề báo, từng là một phóng viên, Trưởng ban bạn đọc Báo Dân trí vừa biên tập, vừa viết bài điều tra, chống tiêu cực, giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Báo Xây Dựng và hiện nay giữ cương vị Tổng biên tập Tạp chí Mặt Trận – Cơ quan của Ủy Ban TW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam. Qua nhiều đơn vị công tác trong suốt một thời gian dài như vậy, tôi mới “thấm, cảm nhận” đúng như nhận định của nhiều người về nghề báo thực sự là nghề “nguy hiểm” nếu như không muốn nói nghề “rất nguy hiểm”.

Nghê bao_600x445

Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận

-> HHVN 2018 - Top 30 chung khảo phía Nam “hóa” nữ võ sĩ Bình Định

Khía cạnh thứ nhất, đơn thuần là những bài báo đưa tin về chính trị - xã hội, nếu như chỉ cần sai một con số, sai một chữ, in sai chính tả tên của các lãnh đạo, các tổ chức đảng, nhà nước… cũng hết sức nguy hiểm, nhẹ thì bị kỷ luật, nặng thì có thể bị thu thẻ nhà báo, vi phạm nghiêm trọng đến chính trị có thể khai trừ đảng, cách chức,… Còn ngược lại, đối với những tuyến bài điều tra, phóng viên viết 10, 20 kì đúng nhưng đến kì 21, 22 chỉ cần viết sai một hoặc hai chi tiết trong tuyến bài điều tra đó thì coi như cả tuyến bài bị “đỗ vỡ”. Do đó, phóng viên điều tra không cho phép sơ suất, họ không chấp nhận cho mình gặp phải rủi ro, đã rủi ro coi như thất bại.

Mặt khác, khi phóng viên dấn thân vào mảng điều tra thì phải đối mặt với nhiều thế lực. Đó là, thông thường những người hoặc đơn vị tổ chức tìm đến cơ quan báo chí để “kêu oan, khiếu kiện” thường là người bị yếu thế, không có chỗ dựa. Vậy, khi chúng ta giúp những người yếu thế đương nhiên là đang “cứu chữa” người yếu trở thành người mạnh để tìm thấy công lý. Thế nhưng, cũng là lúc chúng ta phải đối mặt với những “người khỏe” đang hãm hại, gây ra “oan sai” cho người yếu. Ở đây có thể là một cá nhân, tổ chức và đôi khi có thể là một nhóm cán bộ của một số địa phương hoàn toàn sử dụng con dấu, tư cách pháp nhân thuê luật sư gửi đơn khiếu kiện nhà báo tới những cơ quan chức năng để đánh đòn “phủ đầu, nắn gân, răn đe”.

images900505_phong_vien_tac_nghiep_600x399

Vì vậy, bây giờ chống tiêu cực không dễ dàng vì nhà báo phải đối mặt với những thế lực vừa có tiền vừa có quan hệ. Đặc biệt, đôi khi họ còn sử dụng mối “quan hệ” với chính nhà báo, nhờ tổng biên tập báo đó “can thiệp” để bảo vệ những sai phạm. Hoặc họ dùng con đường ngoại giao bằng cách quảng cáo, PR đánh bóng thông tin nhằm đưa lượng thông tin tốt đẹp “lấn át” thông tin tiêu cực.

Tiếp theo nữa, khi nhà báo viết về những đối tượng có nhận thức hiểu biết pháp luật kém thì rất dễ bị họ nổi cáu, căm thù, sẵn sàng tìm nhà, người thân của nhà báo, phóng viên để “trả thù”, “hành hung”, gây tai nạn giao thông,... Hoặc nhẹ nhàng hơn là họ sử dụng số sim rác để nhắn tin “khủng bố, dọa dẫm” làm cho phóng viên, nhà báo lung lay ý chí để không tiếp tục thực hiện được những tuyến bài đó.

Một khía cạnh nữa chứng minh nghề báo cực kì nguy hiểm, chưa bao giờ các phóng viên chiến trường bị tai nạn, bị súng đạn, bị bom giết hại nhiều như thời gian qua ở một số chiến trường của khu vực Trung Đông. Liên tục các phóng viên giỏi của các hãng CNN, Reuters, AFP bị trúng bom đạn, bị nã đạn nhầm hoặc có chủ ý. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2018, đã có hơn 100 nhà báo thiệt mạng ở các chiến trường Trung Đông. Có thể thấy, các phóng viên, nhà báo quốc tế cũng đã gặp nhiều nguy hiểm, đến mức phải “bỏ mạng” trong quá trình tác nghiệp.

Nghề báo ở Việt Nam cũng tương tự, không vào nơi có chiến tranh nhưng đã gặp nhiều nguy hiểm khi trực tiếp tác nghiệp tại các địa điểm đang xảy ra lũ lụt, lũ quét. Đơn cử như phóng viên Đinh Hữu Dư đang công tác tại phóng viên Thống tấn xã Việt Nam vừa bị lũ cuốn trôi cũng chỉ vì phục vụ bạn đọc để có được những thước phim nóng bỏng về tình hình lũ ống, lũ quét ở tỉnh Yên Bái. Điều này đã làm nhiều người rất đau buồn, tiếc thương. Ngoài ra, còn nhiều phóng viên, nhà báo cũng đã gặp không ít rủi ro, nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp nhưng may mắn sống sót.

Điều đó cho thấy nhà báo để đứng vững với nghề, ngoài việc có năng lực, bản lĩnh thì còn phải có sự may mắn, vì rủi ro luôn rình rập. Vậy, có thể nhận định nghề báo thực sự rất “nguy hiểm”.

Ông có điều gì nhắn nhủ với phóng viên trẻ ngày nay. Họ phải làm gì để nuôi dưỡng được ngọn lửa nghề báo trước khi nản trí với sự cạnh tranh trong thời đại làm báo công nghệ 4.0?

Nhà báo Vũ Văn Tiến: Tôi đang rất trăn trở và mong các phóng viên trẻ phải rèn luyện, “dấn thân” đừng mong viết những bài “đao to búa lớn”, đừng mong viết những bài được Thủ tướng, Bộ trưởng “chỉ đạo” ngay. Mà hãy viết những bài đơn giản về đời sống xã hội, gần gũi với mình, dần tiến tới thực hiện các bài có tính “mô phạm” và các điểm nóng. Thử sức các lĩnh vực khác nhau để xem bản thân hợp với mảng nào.

Bên cạnh đó, các bạn hãy trang bị cho mình những trang thiết bị tốt để tác nghiệp từ phương tiện di chuyển, ghi âm, ghi hình. Nếu những nhà báo trẻ không trau dồi, vội vàng, không chịu khó mà muốn làm “quan báo” sớm thì sẽ bị nghề báo sa thải. Nhân dịp 21/6 này, tôi mong các bạn hãy yêu nghề bằng các việc làm cụ thể, thành công trong việc làm nhỏ nhất rồi hãy nghĩ đến làm điều to lớn.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các nhà báo trẻ cần phải liên tục rèn luyện, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để biết sản xuất tin, bài, phóng sự truyền hình, điện tử đa phương tiện đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ thời cuộc hiện nay. Bây giờ các phóng viên trẻ nên lựa chọn đúng đắn các trang báo chính thống để tránh mất thời gian “lang thang” trên các trang mạng làm ảnh hưởng đến tình yêu “son sắt”, “cháy bỏng” với nghề báo.

Xin cảm ơn nhà báo Vũ Văn Tiến - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận.

Video Thầy giáo cầu hôn nữ sinh

Nguyễn Long   
Hà Nội tăng cường an ninh cho khách du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5
Hải Phòng tư vấn chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Nghiêm cấm đầu cơ, tăng giá thuốc chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bé gái 2 tháng tuổi mắc ho gà nguy kịch
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hạ thân nhiệt 'hồi sinh' nữ bệnh nhân 26 tuổi bị ngừng tim đột ngột
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
 Nâng cao vai trò của hợp tác công tư để đẩy lùi bệnh dại
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
Xem thêm