Du lịch Tây Tạng thăm nền văn hóa gần 3.600 năm tuổi
Trải nghiệm ở Tây Tạng không chỉ là hành trình với việc ghé thăm các cảnh điểm, chụp những bức ảnh đẹp mà chính là ở những giá trị văn hóa trầm tích bao phủ lên một vùng khí hậu và cảnh quan vô cùng khác biệt.
Là vùng đất có lịch sử lâu đời, lâu hơn cả những điều chúng ta biết đến nó bởi trước sự nổi tiếng từ thế kỷ thứ VII khi mà Tùng Tán Can Bố xây dựng một đế chế Thổ Phồn hùng mạnh, diện tích lãnh thổ được mở rộng tới gần 1/3 diện tích của Trung Quốc hiện nay, thì Tây Tạng và lịch sử kinh điển của Bon giáo đã có khoảng ~3600 năm tuổi. Sau khi đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, bành chướng sau thời Tùng Tán Phổ đời thứ 33 – Tùng Tán Can Bố, Phật giáo Tạng truyền và quá trình di cư đã mang văn hóa Tây Tạng vượt ra khỏi vùng lõi Tibet – Himalay. Thậm chí, nền văn hóa ấy khi thăng hoa phát triển đã chuyển hóa ngược lại chính quê hương đã mang văn hóa Phật giáo tới Tây Tạng như Nepal, Trung Quốc nội địa…
Về địa lý và khí hậu, như chúng ta đều biết, Tây Tạng là vùng đất khô cằn, gai góc và vô cùng khắc nghiệt. Khi hậu đặc trưng bởi khí hậu núi cao, lạnh và khô điển hình, với nhiệt độ trung bình hàng năm từ -3,1 đến 4,4oC và lượng mưa trung bình hàng năm từ 103 tới 694mm, đều giảm dần từ đông sang tây, khi độ cao tăng, lượng oxy trong không khí giảm do áp suất khí quyển thấp hơn, bình quân hàm lượng oxy (O2) chỉ bằng 65% so với độ cao ngang mực nước biển.
Tuy nói, Tây Tạng (Tibet) là vùng lõi của Himalaya từ văn hóa đến vị trí địa lý, còn gọi với cái tên gần gũi hơn là Miền Tuyết Vực, vùng đất gần với Trời hơn cả trên thế giới, vậy nhưng, tuyết ở nơi đây lại rơi muộn hơn, rơi ít hơn những vùng khác trên trái đất, thậm chí, ít hơn chính những vùng lân cận. Khi những vùng đất ven Himalaya như Ladakh, Kashmir, Nepal, Bhutan, Pakistan, Tân Cương, Đạo Thành Á Đinh… tuyết đã rơi thì ở Tây Tạng, vẫn khô cằn và hoang hoải đợi chờ, bởi, không khí quá khô…
Và chính vì thế, không khí loãng, nồng độ dưỡng khí thấp gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng của du khách khi đặt chân đến Tây Tạng. Cơ thể chúng ta có cơ chế thích nghi, nhưng thời gian của hành trình không quá dài và đủ điều kiện để cơ thể tự nhiên thích nghi. Vậy nên, chúng cần được tạo điều kiện về thời gian, địa điểm và một tinh thần vững vàng để sẵn sàng với những trải nghiệm ở nơi được ví như nóc nhà của thế giới.
Dù bạn đến Tây Tạng vì mục đích gì, việc có một hành trình hợp lý, điểm đến đủ ý nghĩa, cung cấp tối đa thông tin tri thức, thông tin văn hóa để các bạn có một bức tranh tổng quan về lịch sử, văn hóa, địa lý, tôn giáo của Tây Tạng là điều quan trọng nhất. Và sau đó, cũng không kém phần quan trọng, đó là người leader – Nhân vật được tin tưởng gửi gắm một hành trình cuộc đời
Để có được những điều này, một đơn vị cung cấp có kinh nghiệm lâu năm, thực tế tuyến điểm là vô cùng quan trọng. Tiếp đến là người đồng hành với đoàn suốt tuyến – Một người leader mà chúng ta quen gọi là hướng dẫn viên Việt Nam. Nhân vật quan trọng này, cần có đủ sức khỏe, không bị sốc độ cao, có kinh nghiệm, có chuyên môn, có văn hóa và tri thức về điểm đến đủ để có trách nhiệm đảm bảo an toàn, hỗ trợ bạn khi cần, kết nối giao thức tâm lý của bạn với văn hóa địa phương, cung cấp cho bạn chìa khóa để mở kho tàng văn hóa Tây Tạng, mà trong đó, giá trị cốt lõi đã được mã hóa bằng logic rất riêng.
Nếu mục đích tới Tây Tạng chỉ đơn giản là check in điểm đến, điền vào chỗ trống trên bản đồ du lịch thì chi phí cho chuyến đi sẽ khiến bạn quan tâm. Nhưng nếu hành trình khởi phát từ mong muốn trải nghiệm thế giới, kiếm tìm bản thân từ bên trong, một hành trình hướng đến giá trị của cảm xúc và đặt lên hàng đầu yếu tố An Toàn thì bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu về hành trình, về điểm đến, về kinh nghiệm thực tế của nhà cung cấp, năng lực của hướng dẫn viên đồng hành hơn là quan tâm tới chi phí của hành trình.