Cúng rằm tháng giêng ở địa điểm nào là đúng nhất?
Cúng rằm tháng giêng ở địa điểm nào là đúng nhất để vừa trang trọng lại mang lại nhiều ơn ích cho gia chủ.
Cúng rằm tháng giêng ở địa điểm nào là đúng nhất?
Rằm tháng giêng là dịp để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cùng ước mong năm mới với nhiều may mắn, tốt lành. Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Sau rằm tháng Giêng mới là thời điểm chính thức bước vào mùa lao động mới, kết thúc quãng thời gian ăn chơi đầu xuân.
Vào ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu), người dân Việt không chỉ làm mâm cúng ở nhà mà còn đi chùa lễ Phật để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Dưới đây là danh sách những chùa ở Hà Nội được nhiều người viếng thăm vào ngày lễ này ở Hà Nội.
Đi Chùa Phúc Khánh ngày rằm tháng Giêng
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Chùa Phúc Khánh được nhiều người dân đến cúng vào ngày rằm tháng giêng.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.
Chùa Bà Đá
Chùa Bà Đá là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Rất nhiều người dân Hà Nội có thói quen đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.
Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi vậy trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong.
-> Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào là đúng nhất?
Video: Chùa Ba Vàng đẹp lung linh khi hoàng hôn với hàng vạn du khách vãn cảnh chùa