Đời người có 4 cảnh giới, đạt 1 điều cũng đủ hạnh phúc
Đời người có 4 cảnh giới cần tu luyện: đau mà không than, cười mà không tranh cãi, mê mà không lạc, kinh mà không loạn.
Đau mà không than là một loại kiên cường
Có một câu nói rất phổ biến trên Internet: "Đừng phàn nàn với bất cứ ai bởi vì 80% người ta không quan tâm, 20% còn lại rất vui khi nghe điều đó”. Đứng trước đau khổ, ít người thực sự muốn hiểu nỗi khổ của bạn, đau khổ mà không nói ra là sự lựa chọn tốt nhất của chúng ta.
Đời người chín phần mười bất toại nguyện, người thông minh sẽ xem nhẹ khổ đau, kẻ ngu muội sẽ bị ám ảnh bởi bất hạnh.
Kỳ thực, “đau mà không than” chỉ có thể bắt nguồn từ một nội tâm lạc quan, mạnh mẽ. Nó cho chúng ta một tín niệm: “Sau khi mưa gió qua đi, ánh cầu vồng sẽ đến”. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết ơn chính mình, những người luôn kiên trì, không gục ngã trước đau khổ và bình tĩnh đối mặt với nó.
Ảnh minh họa.
Cười mà không tranh là một loại rộng lượng
Đôi khi một nụ cười có thể làm tiêu tan ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương nơi đất khách quê người cảm thấy ấm áp trong lòng.
Đời người, có những lúc chúng ta phải đối mặt với những lời giễu cợt của người khác, cũng có lúc chúng ta sẽ thấy bất lực vì bị hiểu lầm. Khi ấy, nếu chúng ta cứ nhất quyết phải giải thích, tranh biện với họ thì chỉ càng đẩy họ sang phía đối lập với chúng ta. Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.
Cuộc đời luôn là một cuộc đấu trí, đau thương và hiểu lầm rồi cũng sẽ trôi qua theo thời gian, chỉ có nụ cười ở lại theo năm tháng.
Mê mà không lạc là một loại trí tuệ
Vạn vật trên đời này thường là như vậy, chúng ta thường lạc vào thế giới phức tạp vì đi quá nhanh, quá xa mà quên mất mình đã bắt đầu từ đâu và tại sao.
Ở đời phải biết buông bỏ phồn hoa, bỏ đi những bận rộn vô nghĩa mà lắng nghe tiếng nói bên trong mình.
Đời người có hạn, chúng ta đừng chỉ ham danh lợi mà bỏ qua sức khỏe, hạnh phúc, gia đình,… Dù vội vã đến đâu cũng cần tìm cho mình một khoảng trống để sống chậm lại, dành chút thời gian cho tâm hồn.
Người có thể coi nhẹ những được mất trên thế gian thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát họ mới có thể không bị mê mờ.
Ảnh minh họa.
Kinh mà không loạn là một loại sức mạnh
Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn nhất định phải là người có “tĩnh khí”, đối mặt với đại sự mà không loạn. Bình tĩnh và thanh thản là cách đầu tiên để giải quyết mọi việc. Người “loạn khí” đứng trước một việc lớn sẽ chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn làm hỏng việc.
Vì vậy, càng là người học rộng, thông thái thì tầm nhìn của họ càng khoáng đạt, rộng lớn và suy nghĩ cũng càng thanh tĩnh hơn, đạt đến cảnh giới cao hơn.